Nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

0
6273
Nuốt nước bọt đau họng
Minh họa: Nuốt nước bọt đau họng

Nuốt nước bọt đau họng là tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt hay thức ăn. Ngoài cảm giác đau họng, bệnh nhân còn có thể cảm giác vướng, khó nuốt, buồn nôn, đau dát họng, mắc nghẹn khi nuốt thức ăn hay thuốc. Tình trạng này kéo dài sẽ gây khó khăn trong cuộc sống và công việc của người bệnh và có thể tiến triển biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, khi nuốt nước bọt đau họng, bệnh nhân cần hết sức lưu ý và chủ động theo dõi cũng như tiến hành những can thiệp y khoa cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân. Dưới đây là một vài thông tin có ích giúp bạn tham khảo.

Nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì?

Bệnh viêm họng

Một số nguyên nhân khiến nuốt nước bọt đau họng
Một số nguyên nhân khiến nuốt nước bọt đau họng

Viêm họng là một trường hợp của nuốt nước bọt đau họng đơn giản, nhẹ nhàng và dễ điều trị nhất.

Biểu hiện của bệnh viêm họng: đau, rát họng, khó nuốt nước bọt, thay đổi giọng nói (khàn tiếng), chán ăn, ho khan hoặc ho có đờm.

Tác nhân gây bệnh: thường là vi khuẩn hoặc virus.

Thời điểm dễ gặp bệnh: thời tiết giao mùa, chuyển mùa thu-đông, môi trường có độ ẩm cao.

Bệnh viêm thanh quản

Nguyên nhân gây viêm thanh quản: người nói nhiều, nói to thường xuyên (giáo viên, ca sĩ,…) với việc sử dụng một áp lực lớn lên dây thanh quản làm tổn thương dây thanh quản, hoặc do vi khuẩn tấn công thanh quản mà gây viêm thanh quản.

Biểu hiện: sưng, viêm dây thanh quản dẫn đến khản giọng, vỡ giọng, mất tiếng, nói không ra thanh, cảm thấy khô rát họng, nuốt nước bọt đau và khó khăn.

Bệnh viêm amidan

Viêm amidan là sưng, đỏ, viêm hai vùng bạch huyết sau họng, làm giảm chức năng bảo vệ hầu họng của bộ phận này.

Biểu hiện bệnh: đau, rát họng, đặc biệt khi nuốt. Tuy nhiên có thể dễ quan sát bằng mắt thường với đèn pin, từ đó dễ dàng sử dụng thuốc hoặc có tham gia y tế (cắt amidan) nếu cần thiết.

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan: do vi khuẩn xâm nhập từ môi trường ngoài hoặc do thói quen vệ sinh kém ở môi trường trong khoang miệng.

Viêm amidan để kéo dài vừa gây ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt, giấc ngủ của bệnh nhân, vừa gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn: viêm hệ hô hấp trên, nhiễm khuẩn máu, ung thư vòm họng.

Viêm thực quản

Thực quản là đoạn nối từ họng xuống dạ dày. Nguyên nhân gây bệnh có thể do dị ứng thức ăn, nhiễm trùng, trong quá trình sử dụng thuốc bị lưu đọng ở niêm mạc thực quản, bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Một số triệu chứng bệnh viêm thực quản: đau vị trí xương ức, chán ăn, buồn nôn, ho, khàn tiếng, khó nuốt, đau tăng khi nuốt, trào ngược nước bọt, đau dạ dày, đau rát ngực, tức ngực.

Tổn thương vùng họng

Biểu hiện của tình trạng tổn thương vùng họng là đau dát một hoặc hai bên cổ họng khi nuốt nước bọt. Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu trong mọi thời khắc.

Nguyên nhân: từ nguồn thức ăn: quá cứng, đầu tiếp xúc của thực phẩm không mềm trơn, đồ ăn quá nóng, quá cay, hoặc nuốt phải xương cá hoặc vật thể rắn nhọn gây xước, thủng, tổn thương vùng họng. Trong những trường hợp này, dễ dàng loại bỏ tác nhân gây tổn thương vùng họng là việc cần làm hàng đầu.

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một trong số các loại ung thư nguy hiểm nhất đối với vùng đầu mặt cổ. Triệu chứng của ung thư vòm họng không điển hình nên dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Trên mũi: nghẹt mũi, chảy máu mũi; trên tai: ù tai, giảm thính lực, đau tai dữ dội; trên mắt: lác mắt, giảm thị lực, mù; khoảng 70% trường hợp gặp dấu hiệu nổi hạch ở cổ.

Khuynh hướng điều trị hiện đại cho ung thư vòm họng: tia xạ, hóa chất, phẫu thuật, công nghệ gen, miễn dịch học.

Biện pháp dự phòng bệnh:

  • Điều trị sớm các bệnh liên quan viêm đến viêm tai mũi họng.
  • Không hút thuốc, hạn chế bia rượu và các thực phẩm lên men.

Khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường nêu trên nên sớm đi kiểm tra tại các cơ sở y tế tại chuyên khoa tai mũi họng.

Nhiễm nấm

Loại nấm thường nhiễm là nấm Candida. Nấm này ký sinh tại họng và đường tiêu hóa khi hệ miễn dịch của cơ thể giảm, với cơ chế gây bệnh là khi niêm mạc hầu họng bị tổn thương, gây pH acid, nấm có cơ hội phát triển và gây bệnh tại hầu họng.

Triệu chứng nhiễm nấm: hai triệu chứng chính là ho và ngứa cổ họng. Ngoài ra có thể cảm thấy hơi thở có mùi hôi, chua, lưỡi bẩn, đỏ họng, tăng dịch nhầy ở họng, chảy máu họng,…

Biến chứng nguy hiểm: gây bệnh cho các cơ quan thực thể khác: phổi, gan, thận.

Nguyên nhân: bên cạnh những nguyên nhân về vệ sinh, thói quen hút thuốc, cơ thể suy giảm miễn dịch, các bệnh lý nền như đái tháo đường, thiếu máu mạn tính,… thì một nguyên nhân khó loại trừ là nhiễm nấm âm đạo Candida ở phụ nữ.

Cách xử lý nuốt nước bọt đau họng

Dùng thuốc

Sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ.

Sử dụng bổ sung vitamin C: giúp nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhanh phục hồi vùng da và niêm mạc bị tổn thương.

Sử dụng thuốc cho các bệnh lý nền: thuốc giảm acid dạ dày, thuốc bảo vệ dạ dày cho trường hợp đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày tá tràng; thuốc giúp ổn định đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường…

Sử dụng các thuốc nhằm giảm triệu chứng bệnh: thuốc giảm đau không steroid, thuốc chống viêm, corticoid, kháng histamin H1 giảm triệu chứng dị ứng. Sử dụng thuốc chứa thành phần thảo dược: Hotexcol hỗ trợ thanh họng, giảm ho, giảm đau rát họng; Eugica hỗ trợ giảm ho, giảm đau rát họng,…

Không dùng thuốc (biện pháp điều trị hỗ trợ)

Đeo khẩu trang để phòng ngừa nuốt nước bọt đau họng
Đeo khẩu trang để phòng ngừa nuốt nước bọt đau họng

Đeo khẩu trang: đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng là việc làm dễ dàng mà hiệu quả. Không chỉ hiệu quả ở bệnh nuốt nước bọt đau họng mà còn giảm được rất nhiều phần trăm nguy cơ các bệnh hô hấp khác. Thời điểm dịch Covid giúp mọi người nâng cao ý thức thông qua việc đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng tránh dịch bệnh cho cá nhân và cả cộng đồng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: chuyên gia khuyến cáo bạn chải răng hai lần sáng và tối để bảo vệ men răng khỏi các loại vi khuẩn gây bệnh và gây hại răng. Với mục đích phòng bênh nuốt nước bọt đau họng thì bạn có thể chọn nước muối sinh lý để thực hiện súc miệng hằng ngày, sau mỗi lần ăn xong. Nồng độ muối cao gây nhược trương tế bào vi khuẩn khiến vi khuẩn bị tiêu diệt, ngoài ra còn giúp xoa dịu các cảm giác đau dát ở niêm mạc họng.

Vệ sinh chân tay sạch sẽ, đặc biệt khi bạn từ nơi công cộng về nhà và trước khi cầm tay lên thực phẩm. Một chu trình SOP rửa tay chuẩn gồm 12 bước và quá trình rửa tay hoàn thành trong thời gian bằng một bài hát chúc mừng sinh nhật. Hiện nay có rất nhiều loại cồn, gel rửa tay khô được ưa chuộng vì đặc tính nhanh; nhưng vai trò của rửa tay ướt vẫn được đánh giá cao hơn trong việc làm sạch vi khuẩn.

Thói quen tập thể dục thể thao lành mạnh: bạn hẳn sẽ thắc mắc giữa bệnh nuốt nước bọt đau họng khi đã đeo khẩu trang và tập thể dục tay chân có liên quan gì đến nhau. Câu trả lời đó là việc nâng cao sức đề kháng, khỏe mạnh từ bên trong để chống lại tác động xấu từ môi trường ngoài. Tập thể dục còn giúp bạn tạo ra tâm thế khỏe khắn và tự tin chống lại bệnh tật. Dành khoảng 30-60 phút mỗi thời gian rảnh trong ngày để thực hiện môn thể thao bạn yêu thích như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, đá bóng,… bạn sẽ nhận ra cách chữa bệnh không dùng thuốc này thần kỳ đến mức nào.

Bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu vitamin C chẳng nhằm mục đích khác là nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể bạn, nếu không xét đến các tác dụng không liên quan ( làm đẹp, sáng mắt, bổ dung vitamin, chất xơ,…) khác.

Uống nước ấm để giảm triệu chứng đau họng. Nếu sử dụng nước nóng, da và niêm mạc có thể bị phù nề và bỏng. Sử dụng nước quá lạnh sẽ làm giảm đau họng tạm thời nhưng gây tình trạng kéo dài tổn thương ở niêm mạc họng, làm lâu lành vùng tổn thương.

Nuốt nước bọt đau họng khi nào cần đến bác sỹ?

Xét các trường hợp đã nêu ở mục 1, trong trường hợp nuốt nước bọt đau họng có thể tự sử dụng biện pháp điều trị không dùng thuốc đã nêu ở mục 2B và cho kết quả tốt: bệnh nhân tự cảm thấy cải thiện tình trạng đau rát vùng họng, nuốt nước bọt hay thức ăn không gặp khó khăn hay cản trở, các triệu chứng khác trở về tình trạng sinh lý bình thường thì tất nhiên chưa cần đến can thiệp y tế. Nhưng nếu bệnh nuốt nước bọt đau họng lặp lại sau đó hoặc có tính chu kỳ thì nhất thiết phải đến cơ sở y tế, bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán nhằm can thiệp kịp thời, ngăn chặn diễn biến xấu dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng của các bệnh nặng hơn như ung thư vòm họng, viêm amidan, viêm thực quản, viêm thanh quản, nhiễm nấm vòm họng, thì nhất thiết phải đến thăm khám tại bệnh viện và điều trị bằng thuốc là bắt buộc, vẫn nên kết hợp thêm điều trị không bằng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Bệnh là không thể chủ quan!

Nuốt nước bọt đau họng nên ăn gì?

Nuốt nước bọt đau họng nên ăn gì?
Ảnh: Nuốt nước bọt đau họng nên ăn gì?

Một số thực phẩm sau nên có trong danh sách món ăn hằng ngày của bạn nếu bạn muốn nhanh chóng tình trạng nuốt nước bọt đau họng:

  • Thức ăn giàu vitamin C: ớt chuông, súp lơ, cải xoăn, đu đủ, dâu tây, cam, chanh,…
  • Thức ăn mềm, dễ nuốt, không nên quá cứng hay dễ mắc xương như cá.
  • Sử dụng kết hợp một số vị thuốc dân gian như lá bạc hà với mật ong, sữa chua, gừng, tỏi (kháng sinh tự nhiên),…
  • Thực phẩm bổ sung kẽm: thịt đỏ, động vật ăn cỏ như hàu, chai, các loài họ đậu, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt,…

Kết lại, bài viết chỉ có 4 mục nhưng đã nêu những trọng tâm và những vấn đề quan tâm của bạn đối với nuốt nước bọt đau họng. Cần lưu ý là bạn nên tham khảo tư vấn chuyên khoa càng sớm càng tốt khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào và tự nâng cao thể trạng để chủ động phòng chống bệnh tật. Mong rằng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây