Cách Trị Viêm Họng Bằng Lá Tía Tô Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất

0
1293
Chữa viêm họng bằng lá tía tô
Hình ảnh minh họa: Chữa viêm họng bằng lá tía tô

Lá tía tô chữa viêm họng được nhiều người áp dụng bởi an toàn và hiệu quả trên nhiều lứa tuổi. Sử dụng lá tía tô để chữa viêm họng có những phương pháp nào và cần lưu ý gì thì đa số mọi người đều có chưa có kiến thức đầy đủ. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết nhất về các phương pháp sử dụng lá tía tô chữa bệnh viêm họng.

Tác dụng điều trị viêm họng của lá tía tô

Lá tía tô
Hình ảnh: Lá tía tô

Cây tía tô là cây thân thảo mọc nhiều ở các nước có vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Tác dụng điều trị bệnh viêm họng của lá tía tô đã được chứng minh trên một số nghiên cứu và được giải thích dựa trên những cơ sở khoa học cả ở y học cổ truyền và y học hiện đại.

Theo y học cổ truyền lá tía tô có vị cay, tính ấm, quy kinh tỳ, phế. Thảo dược này có tác dụng trị cảm, điều trị các triệu chứng của cảm mạo phong hàn trong đó có viêm họng do hàn tà xâm nhập. Lá tía tô có tác dụng được ghi nhận trên các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm họng hạt, ho, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên.

Theo y học hiện đại, trong thành phần của lá tía tô có nhiều hoạt chất tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong đó tinh dầu, citral, acid nicotinic, protein,.. có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Vì thế lá tía tô hay được chiết xuất để thu được các hoạt chất điều trị viêm họng, viêm họng có đờm, ho khan, viêm họng kèm sưng niêm mạc, phù nề,..

Từ những nghiên cứu và chứng cứ khoa học chứng tỏ lá tía tô có tác dụng hiệu quả trong điều trị và làm giảm triệu chứng trong viêm họng.

Xem thêm: Viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng và các thuốc điều trị

Chữa viêm họng bằng lá tía tô cho trẻ em

Lá tía tô lành tính và hiệu quả nên hay được sử dụng để điều trị viêm họng cho trẻ nhỏ.

Cách trị viêm họng bằng lá tía tô và hoa đu đủ đực

Trong thành phần của hoa đu đủ đực có chứa papain, beta- carotene, axit gallic, phenol cùng với các vitamin A, C, E giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại các phản ứng viêm.

Ngoài ra hoa đu đủ đực có hiệu quả trên điều trị viêm họng trên cả nguyên nhân do vi khuẩn và virus.

Cách tiến hành:

Chuẩn bị nguyên liệu: 5g mỗi loại hoa đu đủ đực, hoa khế và lá tía tô, 15g đường phèn.

  • Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu thái nhỏ. Cho đường phèn vào. Hấp cách thủy 20 phút hoặc hấp cơm.
  • Bước 2: Hỗn hợp thu được ngậm trong vòng 5 phút cho dịch được lan tỏa trong cổ họng rồi nhai nhỏ lấy nước nhả bã.

Nếu trẻ quá bé thì sau khi hấp cách thủy thì nên vắt bã lấy nước cốt cho trẻ uống trong ngày.

Thực hiện trong vòng 5 ngày liên tiếp giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm họng.

Xem thêm: [CHIA SẺ] Cách sử dụng cây lược vàng chữa viêm họng tại nhà

Sử dụng bột hạt tía tô điều trị viêm họng cho trẻ

Hạt tía tô có chứa dầu béo, acid nicotinic, protein, acid béo,.. các thành phần này giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, làm mềm làm dịu cổ họng, ức chế tiết dịch ở phế quản, giảm ho,.. Ngoài ra hạt tía tô còn giúp kích thích tiết mồ hôi được sử dụng để điều trị cho các bé bị cảm lạnh, sốt cao.

Cách tiến hành:

Chuẩn bị nguyên liệu: 20gr hạt lá tía tô.

  • Bước 1: Hạt lá tía tô đem rửa sạch và phơi khô 1 nắng.
  • Bước 2: Đem tán nhỏ hạt tía tô trong cối thành bột mịn.
  • Bước 3: Phân tán bột trong 200ml nước ấm rồi chia làm 3 lần cho trẻ dùng trong ngày.

Lưu ý: Cần tán nhỏ hạt lá tía tô, càng nhỏ trẻ càng dễ uống.

Chữa viêm họng cho người lớn bằng lá tía tô

Nấu cháo tía tô, hành đỏ chữa viêm họng

Cháo tía tô chữa viêm họng
Cháo tía tô chữa viêm họng

Khi bị viêm họng việc ăn các thực phẩm thông thường sẽ rất khó khăn. Vì thế bổ sung chất dinh dưỡng cho người bị viêm họng thường qua súp hoặc cháo.

Ngoài ra viêm họng do cảm lạnh có sốt thì ăn cháo giúp nhanh chóng toát mồ hôi và giải cảm rất tốt.

Tiến hành:

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô, 3 củ hành tím, nửa bát gạo nhỏ để nấu cháo.

  • Bước 1: Lá tía tô đem rửa sạch, ngâm nước muối cho sạch rồi rửa lại với nước, để ráo, thái nhỏ. Hành bóc vỏ, thái nhỏ.
  • Bước 2: Bỏ gạo vào nấu cháo đến khi được thì cho hành và lá tía tô vào. Nêm nếm gia vị.

Nên ăn cháo vào bữa tối. Có thể nấu cùng với gà để bổ sung chất dinh dưỡng.

Chữa viêm họng bằng nước tía tô

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm to lá tía tô, 5 quả đại táo, 30gr mận tươi và lá trà xanh.

  • Bước 1: Tất cả nguyên liệu đem xử lý sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Giã nhuyễn mận và đại táo rồi đem đun sôi với 500ml nước.
  • Bước 3: Sau khi sôi cho lá tía tô và lá trà xanh vào tiếp tục đun 15 phút. Để nguội lọc lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày.

Điều trị viêm họng cho người lớn bằng hạt lá tía tô

Chuẩn bị nguyên liệu: 100gr hạt lá tía tô và 1L rượu gạo.

  • Bước 1: Hạt lá tía tô đem rửa sạch, để ráo và sao qua hoặc đem phơi 1 nắng.
  • Bước 2: Tán nhỏ hạt lá tía tô thành bột mịn cho vào hũ có nắp hoặc chai thủy tinh. Cho rượu vào ủ trong vòng 7 ngày thì có thể sử dụng được.

Mỗi ngày uống 5ml dịch chiết. Trong vòng 5 ngày các triệu chứng có thể được cải thiện.

Tại sao dùng lá tía tô chữa viêm họng cho cả người lớn và trẻ em?

Lá tía tô là thành phần lành tính, an toàn và có hiệu quả điều trị viêm họng cực tốt trên cả đối tượng người lớn và trẻ em. Lá tía tô giúp giảm sưng viêm, kháng khuẩn, làm dịu cổ họng hiệu quả.

Bên cạnh việc điều trị viêm họng lá tía tô còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể từ bên trong. Chưa ghi nhận các tác dụng bất lợi nào của lá tía tô trên cả người lớn và trẻ em. Vì thế nên lá tía tô vẫn là một loại nguyên liệu hiệu quả trong điều trị viêm họng cho 2 nhóm đối tượng này.

Mặc dù lành tính những người bệnh cũng nên sử dụng hợp lý bởi nó có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn nếu sử dụng quá nhiều và không hợp lý.

Lưu ý khi sử dụng lá tía tô chữa viêm họng hạt

Lá tía tô được đánh giá là hiệu quả và an toàn khi điều trị viêm họng hạt. Tuy nhiên nếu không nắm rõ cách thức điều trị thì người bệnh rất dễ bị phản tác dụng. Khi sử dụng lá tía tô để điều trị viêm họng hạt người bệnh cần chú ý một số điểm sau đây:

Phụ nữ mang thai cần chú ý khi sử dụng lá tía tô để điều trị viêm họng bởi lá tía tô có vị cay, tính ôn có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Nên sử dụng một lượng lá tía tô vừa phải có tác dụng được khuyến cáo. Không nên nôn nóng mong muốn có tác dụng nhanh chóng mà sử dụng nhiều có thể dẫn tới buồn nôn và đau bụng.

Hàm lượng các hoạt chất trong lá tía tô có tác dụng chỉ chiếm một lượng nhỏ. Vì thế tác dụng điều trị thường xuất hiện chậm và từ từ. Người bệnh cần phải kiên trì khi sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, sau 5 đến 7 ngày các triệu chứng không thuyên giảm mà có dấu hiệu trầm trọng hơn thì nên dừng sử dụng và tìm tới bác sĩ điều trị để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Bên cạnh việc sử dụng lá tía tô để điều trị viêm họng cần thay đổi chế ăn uống hợp lý như ăn súp dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ cay nóng và đồ uống có cồn, kích thích.

Xây dựng lối sống lành mạnh không hút thuốc, không uống rượu, giữ ấm cổ họng khi thời tiết lạnh. Hạn chế tập trung nơi đông người có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Không tiếp xúc gần với người có bệnh lý đường hô hấp.

Tập thể dục để nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây