Viêm họng hạt là bệnh gì? Triệu chứng và cách chữa trị dứt điểm

0
1356
Viêm họng hạt
Hình ảnh minh họa: Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là bệnh gì?

Viêm họng hạt là một dạng viêm họng, có tính chất mạn tính, quá phát của bệnh viêm họng. Viêm họng hạt xảy ra khi tình trạng viêm họng kéo dài dẫn đến các mô lympho bị phình to lên tạo thành các hạt. Những hạt này với các kích thước rất khác nhau. Tuy nhiên chúng thường có kích thước thay đổi từ kích thước to như đầu đinh đến hạt đậu.

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải viêm họng hạt. Tuy nhiên dường như nguy cơ viêm họng hạt cao hơn thường xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa yếu, sức đề kháng kém. Đặc biệt vào những ngày thay đổi thời tiết hoặc trời trở lạnh, số lượng bệnh nhân mắc viêm họng hạt thường có xu hướng tăng dần.

Xem thêm: [Hướng dẫn A-Z] Cách bấm huyệt chữa ho, viêm họng & viêm phế quản

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên viêm họng hạt. Tuy nhiên dưới đây là những căn nguyên phổ biến thường gây ra nhất:

Thiếu vệ sinh răng miệng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt
Thiếu vệ sinh răng miệng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt
  • Bị viêm mũi xoang kéo dài: Nếu bệnh nhân bị viêm mũi xoang lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng chảy dịch từ các xoang xuống dưới thành ở phía sau họng. Điều đó làm cho các lớp niêm mạc bị bao phủ và mất chức năng tự làm sạch. Hậu quả là chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập và gây nên viêm.
  • Điều trị viêm amidan mạn tính qua phẫu thuật: Điều trị viêm amidan mãn tính bằng phẫu thuật cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra bệnh. Thậm chí có thể coi là nguyên nhân gây ra viêm họng hạt nhiều nhất. Sở dĩ vậy bởi vì khi phẫu thuật các hạch lympho ở phía sau họng sẽ phát triển một cách mạnh mẽ hơn để có thể bù đắp được phần mô đã bị cắt bỏ. Vì thế những người này thường dễ bị mắc bệnh hơn.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Trong số các căn nguyên gây ra viêm họng hạt thì vệ sinh răng miệng không sạch sẽ được coi là một yếu tố căn bản, chủ yếu. Hơn thế nữa niêm mạc họng và miệng sẽ bị tổn thương do việc vệ sinh không đúng cách cũng sẽ là một nguy cơ gây ra sự xâm nhập của các vi khuẩn từ bên ngoài môi trường gây nên tình trạng viêm nhiễm. Do đó bạn cần có thói quen làm sạch răng miệng bằng cách đánh răng và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch một cách thường xuyên.
  • Sống và sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm: Nếu không gian sống có nhiều khói bụi, thời tiết thất thường hoặc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất có hại cũng là một trong những căn nguyên gây bệnh Viêm họng hạt phổ biến.
  • Bị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa: Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, Suy giảm chức năng gan hay rối loạn dạ dày ruột,… hay  có nguy cơ dễ bị mắc các bệnh như viêm họng hạt hơn những người bình thường. Do đó bệnh nhân cần chữa dứt điểm các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa đang gặp phải để có thể điều trị hoàn toàn viêm họng hạt.

Ngoài ra còn một số các nguyên khác gây bệnh như:

  • Có thói quen hút thuốc lá và thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia.
  • Liên quan tới tác dụng không mong muốn của các chất tẩy hoặc thuốc dùng kèm.
  • Tiền sử chấn thương ở vùng cổ họng hoặc hầu họng.
  • Đau họng do nguyên nhân có dị vật.
  • Thường xuyên nói nhiều và nói với âm lượng lớn,…

Bệnh viêm họng hạt có rất nhiều nguyên nhân gây ra vì vậy cần xác định chính xác căn nguyên gây bệnh từ đó sẽ hỗ trợ cho việc điều trị viêm họng hạt được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Xem thêm: 10+ Cách chữa viêm họng, đau rát họng tại nhà hiệu quả nhất

Triệu chứng của viêm họng hạt

Gần giống như viêm họng, những bệnh nhân bị viêm họng hạt thường xuất hiện triệu chứng nhiều hơn khi thay đổi thời tiết. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài trong khoảng từ 2 đến 5 ngày. Sau đó bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng dưới đây:

Đau họng khó nuốt là triệu chứng thường gặp trong viêm họng hạt
Đau họng khó nuốt là triệu chứng thường gặp trong viêm họng hạt
  • Cổ họng đau, nuốt khó khăn: Do tình trạng viêm ở niêm mạc cổ họng nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau hoặc khó khăn khi nuốt nước bọt hoặc khi ăn.
  • Bên trong cổ họng xuất hiện các hạt đỏ: Khi bạn bị viêm họng hạt cổ họng bạn có xu hướng sưng tấy cùng với sự xuất hiện của các hạt nhỏ. Theo thời gian các hạt càng to thì khi đó cổ họng cảm thấy ngứa và rát cũng như khó chịu hơn. Đây được coi như là dấu hiệu viêm họng hạt đặc trưng nhất.
  • Ho khan ho có đờm: Khi niêm mạc họng bị kích thích do nguyên nhân các ổ viêm làm xuất hiện các cơn ho khan hoặc ho có đờm xuất hiện ngày càng dày đặc. Nếu bạn chỉ bị viêm họng hạt nhẹ thì khi đó đờm sẽ ít và nếu bệnh nặng hơn thì đờm sẽ nhiều hơn.
  • Cảm giác ngứa họng vướng víu: Cảm giác ngứa họng, vướng víu được coi là một triệu chứng viêm họng hạt dễ nhận thấy nhất. Khi đó bệnh nhân sẽ có cảm giác rất vướng víu ở họng hoặc ngứa do các hạt trong cổ họng sưng to đặc biệt khi ăn.
  • Sốt cao: Sốt cao sở dĩ là do hệ thống miễn dịch trong cơ thể được kích thích, tăng cường để ngăn cản các tác nhân gây hại từ đó gây sốt. Vì vậy đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh viêm họng hạt thường gặp nhất. Nếu tình trạng này kéo dài và cùng với đó là các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt thì bạn có thể nghi ngờ viêm họng hạt.

Hình ảnh viêm họng hạt như thế nào?

Hình ảnh viêm họng hạt cấp tính thường có nhiều hạt lớn hoặc nhỏ kích thước khác nhau. Các hạt đều có đặc điểm chung là hình dạng như đầu đinh ghim giống như các chấm đỏ. Còn viêm họng hạt mãn tính được đặc trưng bởi các hình ảnh hạt ngô rải rác nằm ở vòm họng. Những hạt này có thể xuất hiện một cách đơn lẻ hoặc thành từng cụm nối liền với nhau bằng các dây máu đỏ. Bên cạnh đó biến chứng nguy hiểm hơn là hạt có mùi hoặc tạo thành mảng trắng.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân viêm họng hạt đó là cảm giác thấy vướng víu và ngứa trong cổ họng. Bệnh nhân thường ho hoặc đằng hắng nhẹ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong một thời gian dài và ngày càng tăng dần về mức độ nặng. Để nhận biết các dấu hiệu của viêm họng hạt có thể thông qua các biểu hiện như sau:

Viêm họng hạt
Hình ảnh Viêm họng hạt
  • Cổ họng thường bị đau và khô rát.
  • Bệnh nhân thường bị đau khi nuốt hoặc khó nuốt khi ăn và uống.
  • Bệnh nhân không còn vị giác hoặc ăn không cảm thấy ngon miệng.
  • Xuất hiện hạch bạch huyết ở vùng hàm
  • Cảm giác khó chịu do vướng víu như có một dị vật mắc ở cổ họng nhưng không khạc nhổ được.
  • Bên ngoài niêm mạc cổ họng đỏ có nhiều mảng hạt nhỏ màu đỏ và kích thước khác nhau.
  • Bệnh nhân có thể bị sốt cao kèm theo khó chịu cũng như mệt mỏi.
  • Ngoài ra có thể kèm theo cảm giác ớn lạnh đôi khi hơi thở có mùi tanh.

Ban đầu, các triệu chứng thường không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu hình ảnh viêm họng hạt xuất hiện hạt có mủ màu trắng hoặc niêm mạc có mảng thì có nghĩa là viêm nhiễm đã lan rộng ra. Khi đó bệnh nhân cần phải được điều trị bằng kháng sinh phù hợp sớm nhất có thể để có thể kiểm soát được bệnh và ngăn ngừa tái phát.

Viêm họng hạt đến giai đoạn mãn tính thường xảy ra sau khoảng 3 tuần hoặc khi bệnh tái phát một cách thường xuyên trong vòng một năm. Phương pháp điều trị bệnh đầu tiên cần phải loại bỏ các căn nguyên gây nhiễm khuẩn. Viêm họng hạt mãn tính có thể liên quan đến các bệnh đường hô hấp khác như viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi,… Do đó nếu điều trị nội khoa mà không đáp ứng, người bệnh cần được đốt điện để làm giảm thiểu các kích thích gây ngứa họng do các hạt gây ra.

Cách điều trị viêm họng hạt

Sử dụng thuốc Tây y

Theo Tây y phác đồ điều trị bệnh viêm họng hạt cần phải dựa vào nguyên nhân và triệu chứng. Do đó các loại thuốc tây thường được lựa chọn để điều trị viêm họng hạt bao gồm:

Thuốc điều trị triệu chứng

Khi bệnh nhân bị viêm họng hạt sẽ thường có cảm giác đau rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, kèm theo sốt, sổ mũi,… Những triệu chứng này sẽ được đẩy lùi và cải thiện khi dùng các nhóm thuốc điều trị triệu chứng. Tùy vào mức độ nặng và tình trạng bệnh nhân mà các thuốc điều trị triệu chứng có thể lựa chọn như sau:

Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc chống viêm có tác dụng làm giảm tình trạng viêm, sưng, đau, phù nề và xung huyết ở niêm mạc họng. Trên thị trường có 3 nhóm thuốc chống viêm chủ yếu được sử dụng trong việc điều trị viêm họng hạt là:

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) dùng trong điều trị triệu chứng viêm họng hạt
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) dùng trong điều trị triệu chứng viêm họng hạt

Các chất chống viêm không steroid thường được sử dụng Ibuprofen, Aspirin và Diclofenac,… Cơ chế tác dụng của nhóm NSAID thông qua ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin (một chất trung gian hóa học có khả năng gây viêm và ức chế thần kinh cảm nhận tín hiệu đau). Ngoài tác dụng chống viêm ra các thuốc thuộc nhóm này còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả.

Tuy nhiên nếu sử dụng các thuốc chống viêm không steroid trong một thời gian dài có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trên dạ dày như viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa nếu tình trạng loét trở nên nặng hơn và bệnh nhân nhiều yếu tố nguy cơ. Ngoài ra còn có nguy cơ gây viêm thận kẽ cấp tính hoặc suy giảm chức năng thận,… Một số thuốc còn có nguy cơ gây ra các vấn đề về tim mạch hoặc liên quan đến huyết áp.

Do đó cần chú ý những vấn đề sau khi dùng các thuốc chống viêm không steroid: Không kết hợp các thuốc chống viêm không steroid với mục đích chống viêm giảm đau vì sẽ gây quá liều và làm tăng tác dụng không mong muốn. Ngoài ra không nên sử dụng Aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi vì nguy cơ gây hội chứng Reye – tuy hiếm gặp nhưng nguy cơ tử vong cao.

Corticosteroid

Các thuốc chống viêm steroid như glucocorticoid thường được sử dụng là Prednisolon, Dexamethason, Methylprednisolone, Betamethasone,… Các glucocorticoid thường được sử dụng trong viêm họng hạt nặng. Đây là nhóm thuốc điều trị cũng như cải thiện tình trạng viêm, sưng, nóng, đỏ thông qua cơ chế ức chế hoạt động của bạch cầu, ức chế sản xuất các cytokine gây viêm và ức chế giãn mạch máu, ức chế sự tăng tính thấm mao mạch ở mô bị viêm. Do đó glucocorticoid có khả năng ức chế và làm giảm tình trạng viêm.

Đây là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau rất nhanh và mạnh. Nhưng chúng chỉ được sử dụng trong các trường hợp viêm nặng và phải dùng trong một thời gian ngắn nhất có thể (thường từ một đến hai tuần). Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp trong khi điều trị ngắn hạn bao gồm kích ứng niêm mạc dạ dày, khó đi vào giấc ngủ, phát ban ngoài da, …

Tuy nhiên nếu sử dụng glucocorticoid dài ngày thì sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn toàn thân nghiêm trọng hơn bao gồm: Loãng xương (đặc biệt trên đối tượng phụ nữ sau mãn kinh), nhiễm trùng; tăng đường huyết (có thể gây đái tháo đường), tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, loét dạ dày tá tràng, Glaucoma, mỏng da, đỏ da, chậm lành vết thương, giảm phát triển của trẻ nhỏ và hội chứng Cushing (mặt tròn, gù trâu vì tình trạng rối loạn phân bố mỡ),…

Để hạn chế các tác dụng không mong muốn này khi dùng Glucocorticoid cần phải dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất.

Thuốc chống viêm và giảm phù nề nhóm enzyme

Các thuốc chống viêm, giảm phù nề nhóm enzyme bao gồm Alphachymotrypsin; Serratiopeptidase,… Các enzyme này có nguồn gốc từ tự nhiên. Chúng được chiết xuất từ tuyến của cơ thể người hoạt động vật hoặc các vi sinh vật. Các enzyme có khả năng chống viêm, giảm phù nề và làm loãng đờm,…

Alpha chymotrypsin là một enzym có tác dụng chống viêm thường được dùng nhiều nhất. Alpha chymotrypsin được điều chế từ tuyến tụy của bò, có tác dụng chống viêm, từ đó làm tiêu có chỗ phù viêm, giảm tình trạng xuất huyết tại vị trí niêm mạc họng bị tổn thương.

Thuốc được sử dụng ở dạng ngậm để tăng hiệu quả điều trị so với dạng bào chế đường uống hoặc tiêm.

Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng các Enzyme chống viêm như tăng nhãn áp hoặc phù giác mạc,…

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Cách thức giảm đau, hạ sốt thường được sử dụng là Paracetamol và các thuốc chống viêm không steroid như trên, đặc biệt là Ibuprofen.

Paracetamol thường dùng với liều 10 đến 15 mg/kg cân nặng. Liều tối đa không quá 75 mg trong vòng 24 giờ.

Ibuprofen liều dao động từ 200 đến 400 mg, uống cách nhau mỗi 4 đến 6 giờ/lần với liều tối đa là 1,2 g/ngày. Riêng với trẻ em cần dùng với liều 20 đến 30 mg/kg thể trọng/ngày và chia làm nhiều lần trong ngày.

Cần chú ý sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt trên đối với các bệnh nhân có vấn đề về gan và thận vì chúng đều chuyển hóa và thải trừ qua gan và thận.

Các tác dụng không mong muốn thường xuất hiện là chóng mặt, nôn nao, khó ngủ, phát ban ngoài da,…

Thuốc súc họng

Sử dụng thuốc súc họng thường xuyên để làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng hạt
Sử dụng thuốc súc họng thường xuyên để làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng hạt

Việc sử dụng các thuốc súc họng trong điều trị viêm họng hạt nhằm mục đích làm sạch đường hô hấp, thay đổi môi trường pH ở khu vực họng để từ đó tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh,… Với mục đích đó các thuốc súc họng trong điều trị viêm họng hạt thường được sử dụng có tính kiềm để kiềm hóa môi trường pH khu vực họng. Do vậy thành phần của các dung dịch súc miệng này thường có Axit boric, Natri clorid, Axit boric, Kẽm sunfat, Mentol, tinh dầu thơm, Xylitol,…

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc súc họng sau khi đánh răng để đạt được hiệu quả cao hơn. Mỗi ngày cần súc họng từ một đến ba lần là thích hợp.

Thuốc súc họng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban ngoài da, đổ mồ hôi, cảm giác ngứa ở họng, phồng môi đỏ mặt, thậm chí có nguy cơ sốc phản vệ dẫn đến tử vong,… Do đó bệnh nhân cần chú ý khi lựa chọn và dùng các thuốc súc họng.

Chú ý rằng các loại thuốc súc họng trừ nước muối sinh lý chỉ nên được dùng tối đa không quá 10 ngày. Bởi vì nếu dùng kéo dài thuốc sẽ gây mất cân bằng hệ sinh vật ở họng, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm họng, và có thể dẫn đến nặng hơn tình trạng viêm loét họng.

Thuốc trị ho

Một số thuốc điều trị ho có tác dụng ức chế trung tâm ho ở thần kinh trung ương như Dextromethorphan, Codein,…

Ho là một phản xạ giúp đẩy các dị vật hoặc đờm nhầy ra khỏi niêm mạc đường hô hấp. Vì vậy ho giúp thông thoáng được thở, làm cho bệnh nhân dễ thở hơn. Do đó các thuốc trong nhóm thuốc trị ho chỉ nên dùng trong các trường hợp bệnh nhân ho khan hoặc ho quá nhiều dẫn đến mệt mỏi và kiệt sức.

Lưu ý thuốc ho chứa Codein có khả năng gây ức chế hô hấp bị bệnh không nên dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi hoặc bệnh nhân vừa nạo VA hoặc cắt amidan,…

Ngoài ra các thuốc ho cũng không nên dùng cho bệnh nhân suy giảm chức năng hô hấp, bệnh nhân hen phế quản, trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai và người đang cho con bú.

Thuốc long đờm

Cách long đờm thường dùng trong điều trị ho có đờm do viêm họng hạt bao gồm là N- Acetylcystein, Bromhexin, Carbocistein Ambroxol,… Các thuốc long đờm kể trên có tác dụng long đờm, loãng đờm thông qua cơ chế làm thay đổi cấu trúc đờm bằng cách cắt đứt hoặc là bẻ gãy các cầu nối liên kết đôi lưu huỳnh có trong đờm. Do đó đờm trở nên bớt đặc hơn do độ nhớt giảm nên dễ dàng được tống ra ngoài hơn.

Lưu ý rằng các thuốc long đờm có nguy cơ gây tràn dịch màng phổi và phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thuốc ngậm, thuốc tê tại chỗ

Một số thuốc ngậm có chứa các hoạt chất có khả năng gây tê, sát trùng, đồng thời xuất giảm đau tại chỗ như Benzonatate, Lidocain, Menthol,… giúp sát trùng niêm mạc họng và giảm đau.

Thuốc điều trị nguyên nhân

Có rất nhiều căn nguyên gây viêm họng hạt có thể kể như nhiễm trùng, bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, đường hô hấp, các tác nhân từ môi trường bên ngoài như dị nguyên, bụi bẩn, hóa chất,… Với từng căn nguyên khác nhau thì việc dùng thuốc điều trị cũng thay đổi linh hoạt phù hợp với từng căn nguyên.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm họng hạt do nhiễm khuẩn
Thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm họng hạt do nhiễm khuẩn

Kháng sinh sử dụng trong điều trị viêm họng hạt trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện của nhiễm trùng hoặc bội nhiễm vi khuẩn sau nhiễm virus.

Các thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm họng hạt gồm nhóm Penicillin như Amoxicillin Penicillin, nhóm Cephalosporin như Cephalexin hoặc Cefixime; nhóm Macrolides như Clarithromycin, Roxithromycin, Erythromycin,…

Vai trò của kháng sinh trong điều trị viêm họng hạt giúp diệt trừ hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ở niêm mạc họng.

Thời gian điều trị bằng kháng sinh trong viêm họng hạt kéo dài thường 7 ngày. Tuy nhiên nếu trong trường hợp sau 7 ngày mà triệu chứng không cải thiện bác sĩ có thể tăng liều hoặc đổi thuốc khác.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng hạt cần lựa chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ hoặc theo kinh nghiệm của bác sĩ điều trị.

Ngoài ra bệnh nhân cũng không nên tự ý mua kháng sinh bên ngoài hoặc sử dụng các kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

Nếu sau 2 đến 3 ngày sử dụng kháng sinh các triệu chứng bệnh không thuyên giảm mà bệnh nhân ngừng thuốc thì sẽ gây kháng thuốc.

Thuốc điều trị viêm xoang

Đối với trường hợp viêm họng hạt do bệnh viêm xoang mãn tính bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng một trong các thuốc dưới đây:

Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Thành phần của thuốc xịt mũi chứa glucocorticoid thường chứa các hoạt chất như Mometasone furoate hoặc Fluticasone,… Các loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của viêm xoang mãn tính như ngứa mũi, sổ mũi, chảy nước mũi,… Do dạng bào chế là dạng xịt nên mặc dù chứa hoạt chất có corticoid nhưng tác dụng không mong muốn chủ yếu là tác dụng tại chỗ, ít có khả năng hấp thụ toàn thân nên ít gây ra tác dụng phụ.

Mặc dù vậy, nếu sử dụng thuốc trong một thời gian kéo dài và thường xuyên bệnh nhân có thể sẽ xuất hiện hiện tượng phụ thuộc Corticoid hoặc nhờn thuốc.

Một số tác dụng không mong muốn có thể kể đến khi dùng thuốc xịt chứa Corticoid là viêm họng, nấm họng, kích ứng mũi, chảy máu cam,…

Một số thuốc khác như thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng,… có thể dùng kết hợp với thuốc xịt chứa corticosteroid.

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây nên bệnh viêm họng hạt đó là trào ngược dạ dày thực quản. Đối với các bệnh nhân mắc kèm viêm họng hạt với hội chứng trào ngược dạ dày thực quản thì cần được chỉ định sử dụng một trong các thuốc điều trị sau đây:

Kháng sinh diệt Hp (Helicobacter pylori): hay dùng Amoxicillin, Metronidazole hoặc Clarithromycin, … dùng đơn độc, hoặc có thể kết hợp với các kháng sinh khác.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Có thể kể đến như Omeprazole, Rabeprazole hoặc Lansoprazole,… Nhóm thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của chứng trào ngược dạ dày thực quản như ợ nóng, trào ngược thức ăn, khó nuốt hoặc tình trạng ho kéo dài liên tục.

Trong nhóm thuốc ức chế bơm proton, Omeprazol là một thuốc có tác dụng ức chế tiết axit mạnh và nhanh do đó cần dùng trước ăn ít nhất một giờ.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như ỉa chảy, khó tiêu, nhức đầu, nôn nao,…

Thuốc kháng histamin H2: Nhóm thuốc này bao gồm các đại diện như Cimetidine, Famotidine, Nizatidine, Ranitidine,… Các thuốc thuộc nhóm kháng histamin H2 có tác dụng làm giảm sự bài tiết axit dịch vị dạ dày. Do đó thuốc có khả năng cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ hơi ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản và mau chóng làm lành các ổ loét trong niêm mạc dạ dày.

Trong quá trình dùng thuốc có thể hiện một số tác dụng không mong muốn như nhức đầu, mệt mỏi, phát ban ngoài da, chóng mặt, ỉa chảy, hạ huyết áp, giảm tiểu cầu, rối loạn nhịp tim,…

Sử dụng các biện pháp can thiệp ngoại khoa

Trong một số trường hợp viêm họng hạt nặng hoặc viêm họng hạt dạng mãn tính, thể thường xuyên tái phát, các biện pháp điều trị bảo tồn khi đó không thể đáp ứng được trong việc kiểm soát triệu chứng cho bệnh nhân và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Khi đó bác sĩ chuyên khoa cần xem xét và cân nhắc đưa ra các can thiệp ngoại khoa cho bệnh nhân.

Tùy vào các mức độ tổn thương thực thể nặng hay nhẹ, cũng như kích thước của các tế bào Lympho cùng với thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ chuyên khoa có thể xét các phương pháp điều trị dưới đây:

  • Phương pháp đốt điện lạnh
  • Phương pháp đốt hạt sử dụng hóa chất
  • Phương pháp đốt hạt bằng tia laser.

Chữa viêm họng hạt bằng thuốc dân gian

Bệnh viêm họng hạt là một căn bệnh liên quan đến đường hô hấp và thường xảy ra ở người có cơ địa yếu ớt, đặc biệt là trẻ em. Viêm họng hạt là một dạng mãn tính quá phát của bệnh viêm họng với các triệu chứng đặc trưng như các chấm hạt nhỏ lớn khác nhau ở vùng cổ họng sưng.

Mặc dù có nhiều cách điều trị, các bài thuốc dân gian trong việc chữa viêm họng hạt vẫn là một trong những phương pháp được khá nhiều người lựa chọn.

Đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân mới phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm họng hạt, thay vì lựa chọn các phương pháp điều trị khác như dùng kháng sinh thì nhiều người thường áp dụng các bài thuốc dân gian. Sở dĩ vậy vì các bài thuốc này vừa dễ thực hiện, vừa an toàn, vừa đơn giản,mà lại mang đến nhiều sự cải thiện tích cực về triệu chứng bệnh cho bệnh nhân.

Bài thuốc dân gian chữa viêm họng hạt với mật ong

Bài thuốc trị viêm họng hạt với mật ong
Bài thuốc trị viêm họng hạt với mật ong

Việc dùng mật ong để chữa viêm họng, cũng như viêm họng hạt hay viêm amidan đã là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn từ trước tới nay.

Không chỉ được biết đến với tác dụng làm đẹp mà mật ong còn nhiều dưỡng chất đặc biệt là các vitamin và các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn cũng như diệt khuẩn, kích thích hệ miễn dịch của cơ thể và nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân. Dùng mật ong còn giúp làm dịu niêm mạc họng, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng đau rát khó chịu của viêm họng.

Cách thực hiện

Cách 1: Dùng mật ong kết hợp với chanh

  • Lấy 2 đến 3 thìa mật ong rồi pha với nước ấm. Sau đó vắt một nửa quả chanh vào.
  • Uống từ từ thành từng ngụm nhỏ để cho các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn có trong chanh cũng như mật ong thấm dần vào thành họng.
  • Lặp lại 2 đến 3 lần 1 ngày liên tục trong vòng từ 5 đến 7 ngày để thấy rõ các chức được cải thiện như thế nào.

Cách 2: Dùng mật ong ngâm với quất

  • Lấy một ít quất chín,sau đó rửa sạch rồi cắt thái lát mỏng và ngâm với mật ong.
  • Sau khi ngâm trong khoảng 3 giờ bạn có thể lấy ra để ngậm hoặc nuốt từ từ. Để tăng hiệu quả bạn có thể thêm một vài giọt nước cốt chanh.
  • Chú ý bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để có thể dùng hai lần /ngày.

Bài thuốc từ tỏi

Tối nay tỏi không chỉ là một loại gia vị thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn trong gia đình mà còn là một vị thuốc trong dân gian dùng để chữa bệnh rất hiệu quả.

Có thể nói tỏi được xem như một loại kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên với hoạt chất chứa Allicin. Allicin có trong tỏi có công dụng tuyệt vời trong việc chống viêm và sát trùng mạnh. Do đó tỏi thường xuyên được sử dụng trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến đau như đau răng, đau do viêm họng hạt, viêm amidan,…

Cách thực hiện

Cách 1: Ngậm trực tiếp tỏi sống

  • Có thể lấy 2 đến 3 tép tỏi sống, đem rửa sạch, giã nát sau đó ngậm trong miệng tầm 5 đến 10 phút. Cuối cùng nuốt từ từ với nước để tinh chất trong tỏi có thể ngấm dần vào thành họng.
  • Nếu bạn không thể dùng tỏi sống trực tiếp được thì có thể giã nát tỏi rồi cho vào chén, sau đó thêm một ít nước cùng với mật ong để đun sôi rồi dùng.

Cách 2: Kết hợp tỏi và sữa nóng

  • Đầu tiên lấy 3 đến 4 tép tỏi sống đem giã nát
  • Tiếp theo hòa chúng với một cốc sữa nóng trong vòng 10 đến 15 phút
  • Bạn có thể uống phần nước, bỏ phần bã. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 cốc, liên tục trong vòng nhiều ngày để có thể thấy được hiệu quả rõ rệt.

Dùng gừng để chữa viêm họng hạt

Gừng có tính ấm thường được dùng trong giảm triệu chứng viêm họng hạt
Gừng có tính ấm thường được dùng trong giảm triệu chứng viêm họng hạt

Bản chất của gừng có vị cay và tính ấm sau đó có tác dụng chữa ho cũng như viêm họng. Gừng giúp chữa cảm lạnh và giảm triệu chứng đau bụng rất tốt. Sở dĩ có được tác dụng như vậy là bởi vì trong thành phần của gừng có chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn (diệt khuẩn), chống viêm như Citral, Zingiberene, Phellandrene,…

Sử dụng gừng còn có tác dụng giúp làm thông thoáng đường thở và làm sạch dịch nhầy trong đường hô hấp, cũng như tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

Cách thực hiện

Cách 1: Dùng gừng kết hợp với củ cải trắng

  • Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 1 củ cải trắng
  • Sau đó bạn gọt vỏ gừng và củ cải trắng rồi rửa sạch, đem thái thành từng miếng nhỏ, giã nát với một chút muối.
  • Cuối cùng bạn chắt lấy nước cốt để uống với tần suất 2 lần/ ngày. Còn phần bã bạn có thể dùng để ngậm và súc miệng lại với nước muối sau khi dùng.

Cách 2: Dùng gừng kết hợp với muối

  • Đầu tiên bạn cạo vỏ gừng, rồi rửa sạch, sau đó thái lát mỏng, đem giã nhuyễn với một chút muối
  • Dùng hỗn hợp này ngậm trong miệng trong khoảng 3 phút
  • Cuối cùng súc miệng lại bằng nước ấm thực hiện ngày 2 lần.

Chữa viêm họng hạt bằng lá húng chanh

Lá húng chanh hay còn gọi là lá tần dày có vị cay, hơi chua và có mùi thơm tình ấm. Húng chanh thường được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, hen suyễn, ho, viêm họng hạt,…

Trong tinh dầu húng chanh có chứa các hợp chất Salicylat eugenol và phenol cùng với các sắc tố đỏ Colein có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn. Do đó húng chanh thường hay sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh viêm họng rất tốt.

Cách thực hiện

Cách 1: Dùng nước húng chanh

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Húng chanh, hẹ, tía tô, gừng tươi, kinh giới mỗi thứ khoảng 8 gam
  • Sau đó lấy các nguyên liệu đã được chuẩn bị đem rửa sạch và sắc với 500ml nước
  • Chia làm 3 lần để uống dùng trong ngày.

Cách 2: Dùng lá húng chanh hấp với đường phèn

  • Nguyên liệu: chuẩn bị 15 lá húng chanh và bốn trái tắc xanh
  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi cắt đôi cho vào chén
  • Thêm một chút đường phèn lên trên sau đó hấp cách thủy trong vòng 20 phút
  • Cuối cùng chắt lấy nước rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Bạn có thể ăn cả cái để tăng hiệu quả của bài thuốc dân gian.

Dùng dùng lá tía tô để chữa viêm họng hạt

Trong lá tía tô có chứa Axit nicotinic và Citral cùng với một số các hoạt chất có trong tinh dầu thơm có tác dụng giúp giảm triệu chứng viêm và hỗ trợ phục hồi các mô bị tổn thương do viêm họng gây nên.

Vì vậy trong dân gian lá tía tô thường được sử dụng để điều trị các chứng liên quan đến viêm như viêm họng hạt, đau họng,…

Cách thực hiện

Cách 1: Dùng lá tía tô và hoa đu đủ đực

  • Nguyên liệu chuẩn bị 10 lá tía tô, 5 hoa đu đủ đực và 3 chùm hoa khế
  • Sau đó rửa sạch các nguyên liệu đã được chuẩn bị. Để ráo nước rồi hấp cách thủy trong vòng 20 phút
  • Cuối cùng chắt lấy nước, bỏ bã và uống từ từ thành từng ngụm, mỗi lần uống 2 muỗng.

Cách 2: Dùng cháo tía tô

  • Nguyên liệu 100 gam gạo bao gồm gạo tẻ và gạo nếp; 50 gam là tía tô và 100g thịt nạc
  • Nấu cháo nhừ rồi bặm thịt nạc nhuyễn cho vào để nấu chín
  • Khi cháo chín bạn có thể thêm hành lá và lá tía tô cắt nhỏ rồi ăn.

Chữa viêm họng hạt bằng cây xạ can

Xạ can có tác dụng đặc biệt trong trị viêm họng hạt
Xạ can có tác dụng đặc biệt trong trị viêm họng hạt

Cây xạ can hay còn gọi là cây rẻ quạt, Ô bồ. Chúng không chỉ là một loại cây trưng bày mà còn là một cây thuốc quý có tác dụng trong việc chữa viêm họng hoặc viêm họng hạt.

Do trong thành phần của xạ can có chứa các hoạt chất có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn rất tốt nên có thể cải thiện các triệu chứng đau rát họng, giảm sưng viêm mà không gây nhờn thuốc và tác dụng không mong muốn.

Cách thực hiện

Cách 1: dùng nước xạ can

  • Lấy một nắm lá xạ can đem rửa sạch rồi để ráo
  • Sau đó, giã nát rồi cho thêm nước vào để khuấy đều. Để lắng cặn.
  • Cuối cùng chắt lấy nước để uống, dùng liên tục trong vòng 3 đến 4 ngày.

Cách 2: Dùng củ xạ can

  • Củ xạ can đem đi rửa sạch để ráo nước, rồi nướng chín với 10 gam muối trắng
  • Cho củ xạ can đã nướng chín với muối vào lọ thủy tinh rồi đậy kín
  • Mỗi ngày dùng hỗn hợp này ngậm khoảng 3 lần, có thể nhai và nuốt cả bã.

Cách 3: Dùng xạ can với các vị thuốc khác

  • Nguyên liệu bao gồm 4 gam Xạ can; 8 gam Tang bạch bì, 8 gam Cỏ nhọ nồi, Huyền sâm, Kim ngân, Sinh địa mỗi thứ 12 gam và 16 gam Kinh giới
  • Sắc hỗn hợp trên với nước; uống 1 đến 2 thìa cà phê mỗi lần.

Bài thuốc dân gian từ lá bạc hà

Lá bạc hà là một vị thuốc rất đỗi quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Lá bạc hà rất có hữu ích trong việc hỗ trợ tiêu hóa, sát khuẩn, diệt khuẩn, giảm đau, thông mũi từ đó cải thiện các triệu chứng của các bệnh liên quan đến viêm nhiễm, sổ mũi, ho do viêm họng hạt gây ra.

Cách thực hiện

Cách 1: Dùng lá bạc hà với đường phèn

  • Rửa sạch lá bạc hà để ráo nước; nấu đường phèn với một ít nước
  • Khi nước sôi thì cho lá bạc hà vào để đun cùng. Khi nước chuyển sang màu xanh thì vắt một ít nước cốt chanh vào
  • Cuối cùng tiếp tục đun cho đến khi hỗn hợp đặc lại sau đó tắt bếp rồi để nguội. Cho vào lọ thủy tinh để bảo quản.

Cách 2: Dùng nước sắc từ lá bạc hà

  • Nguyên liệu: lá Bạc hà, Kinh giới, Hành hoa mỗi thứ 6 gam; 4 gam Bạch chỉ, 5 gam Phòng phong
  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi để ráo nước
  • Cho các nguyên liệu đã rửa sạch vào nồi đun sôi. Để đến khi còn ấm thì có thể uống được.

Chế độ sinh hoạt dành cho bệnh nhân bị viêm họng hạt

Bệnh nhân bị viêm họng hạt nên ăn gì?

Bệnh nhân bị viêm họng hạt nên ăn gì?
Bệnh nhân bị viêm họng hạt nên ăn gì?

Ngoài việc hạn chế tối thiểu và tránh ăn một số thực phẩm ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm họng hạt thì bệnh nhân cũng nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm hoặc món ăn sau đây để giúp nâng cao sức khỏe và đẩy lùi căn bệnh:

  • Thức ăn giàu protein: Protein là một loại dưỡng chất có vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong cơ thể con người. Protein có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng, giúp cho bạn khỏe mạnh hơn. Ngoài cách thức ăn như thịt, cá thì protein còn có trong các loại thực phẩm như trứng hoặc các loại thực vật có lợi cho hệ tiêu hóa (Protein dãy chuyển hóa thành các chất khác đi nuôi cơ thể con người). Cần lưu ý bệnh nhân chỉ nên ăn trứng luộc và hạn chế ăn các loại trứng chiên sẵn.
  • Thức ăn giàu kẽm: Kẽm có tác dụng ức chế sự phát triển của các virus gây bệnh, cùng với đó là hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể. một vài thực phẩm chứa nhiều kẽm có thể dễ dàng kiếm được như củ cải, rau chân vịt, ngũ cốc, nấm,…
  • Thức ăn chứa nhiều vitamin: bệnh nhân nên bổ sung vitamin ngay từ các loại cái rau củ quả như táo, ổi, măng cụt, dứa,… để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Ngoài ra quả lựu cũng có chứa nhiều các khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng đau ở họng. Bên cạnh đó chuối là loại quả rất mềm dễ ăn và dễ tiêu hóa.
  • Súp gà: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn súp gà mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu các triệu chứng của viêm họng hạt. Thành phần trong súp gà có chứa nhiều các dưỡng chất có ích cho đường hô hấp giúp giảm tình trạng viêm, loãng đờm, thông thoáng vùng họng.
  • Gan bò: Gan bò có chứa nhiều chất kẽm, chất đạm như Lysine có tác dụng diệt khuẩn, kháng virus gây nên tình trạng viêm đường hô hấp, từ đó góp phần điều trị bệnh viêm họng hạt một cách hiệu quả.
  • Sữa chua: Các thành phần của sữa chua có nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm từ đó giúp êm dịu cổ họng. Ngoài ra chúng còn giúp lợi khuẩn, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa nhờ các men vi sinh.
  • Nguyên liệu, gia vị như gừng, nghệ, tỏi, mật ong có nhiều công dụng trong việc chống viêm hiệu quả. Bạn có thể dùng trà gừng uống khi ấm hoặc pha thành trà khi uống cho thuận tiện hơn.

Ngoài ra bạn cũng có thể thưởng thức một ly nước ấm và mật ong mỗi buổi sáng để giảm những cơn đau họng. Nếu có thể bạn nên duy trì dùng các nguyên liệu này mỗi ngày để thấy được sự giảm thiểu rõ rệt các triệu chứng của bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên ăn các món ăn mềm, để giảm sự va chạm của thức ăn với họng, khi nước từ đó giúp giảm đau rát và cũng có lợi đối với hệ thống tiêu hóa.

Cuối cùng, mỗi ngày bạn nên uống thứ 2 đến 2,5 lít nước để giúp tăng độ ẩm cho cổ họng và và đẩy nhanh tốc độ tiến triển của bệnh.

Viêm họng hạt nên kiêng gì?

Để giảm thiểu những khó chịu mà viêm họng hạt gây nên và làm cho tình trạng viêm họng hạt nhanh khỏi hơn bạn cần chú ý những những lưu ý sau khi chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống:

Viêm họng hạt nên kiêng gì?
Viêm họng hạt nên kiêng gì?
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Các món ăn chứa nhiều dầu, mỡ thường là những đồ xào, rán, nướng, chiên,… Chúng làm tăng quá trình tiết nhầy, từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Bên cạnh đó, chúng còn gây kích ứng khu vực vòm họng làm cho bạn trở nên khó nuốt và đau rát họng hơn. Hơn thế nữa, các thực phẩm này còn làm cho bạn trở nên khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, làm suy giảm hệ thống miễn dịch khiến cho tình trạng viêm họng hạt trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó người bệnh không nên ăn các món ăn chứa nhiều dầu, mỡ trong quá trình điều trị viêm họng hạt bao gồm cả các loại thức ăn nhanh.
  • Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng luôn là một trong những thứ cần tránh trong quá trình điều trị viêm họng hạt. Các thực phẩm có tính chất cay nóng thường chứa nhiều các hoạt chất gây nóng rát cổ họng làm cho triệu chứng của bệnh phát triển rầm rộ hơn. Vì vậy bệnh nhân cần đặc biệt loại bỏ tiêu, mù tạt, ớt, cà ri ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Tuy nhiên cũng có một số thực phẩm có tính cay nóng nhưng lại được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dùng trong trường hợp viêm họng hạt đó là gừng. Lý do là bởi vì trong gừng có các hoạt chất có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và rất hữu ích trong việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
  • Đồ ăn nhiều đường, ngọt: Như chúng ta đã biết trong thành phần của đường có chất Arginine – một chất có khả năng kích thích tiết nhầy trong cổ họng; thúc đẩy quá trình phát triển của siêu vi sinh; ngăn cản quá trình hồi phục sức khỏe của người bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần tránh xa các đồ có nhiều đường như đậu phộng, bánh kẹo ngọt hoặc sôcôla,…
  • Thức uống có cồn hoặc ga: Có một số loại thức uống đại diện cho nhóm này đó là rượu, bia, nước ngọt có ga hoặc cà phê,… Chúng đều là các thức uống có ga, vì vậy không nên có trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân viêm họng hạt.
  • Thực phẩm chứa nhiều axit: Các thực phẩm chứa nhiều axit thường gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa đặc biệt là niêm mạc họng. Từ đó khiến cho tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. Do đó bệnh nhân không nên mua những loại trái cây có chứa nhiều axit như chanh, bưởi, quýt, cam,…
  • Các thực phẩm khô cứng: Các thực phẩm khô cứng hoặc có kết cấu cứng không nên có trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân viêm họng hạt như rau củ chưa chín hoặc bánh mì nướng,… Bởi vì các thực phẩm khô cứng có khả năng gây khó nuốt, tạo cảm giác đau rát và khó khăn trong việc tiêu hóa.
  • Đồ uống lạnh, có đá: Trong thời gian điều trị viêm họng hạt bệnh nhân cũng lưu ý không nên uống các đồ uống có tính hàn như kem hoặc nước lạnh,…

Một số câu hỏi thường gặp về viêm họng hạt

Viêm họng hạt có lây không?

Họng là ngã tư của miệng với thực quản, hầu và khí quản. Do đó họng là nơi rất thuận lợi cho việc phơi nhiễm các yếu tố ngoại nhập như vi khuẩn, virus. Vì vậy bệnh viêm họng hạt rất dễ lây truyền từ người này sang người kia thông qua con đường dưới đây:

  • Tiếp xúc một cách trực tiếp với người đang trong tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng hoặc viêm mũi họng. Bởi vì khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi thì các vi khuẩn virus sẽ bắn ra ngoài môi trường và phân tán rộng rãi trong không khí, tạo điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào niêm mạc họng của người tiếp xúc gần đó.
  • Dùng chung các dụng cụ đồ ăn uống với người bệnh như khăn, chén, bát, đũa, cốc,… sẽ tạo điều kiện cho được lây nhiễm dễ dàng hơn.
  • Ngoài ra một con đường lây khác thường xảy ra đó là lây qua dịch tiết của bệnh nhân khi tiếp xúc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh. Chỉ cần một hành động nhỏ như hắt hơi, sổ mũi cũng đã đủ để lây truyền một số lượng lớn các vi khuẩn virus ra ngoài môi trường. Khi đó người ngồi đối diện sẽ là nguồn cảm nhiễm và mang mầm bệnh lây truyền đi khắp nơi khác.

Viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Viêm tấy xung quanh amidan: Nếu không được điều trị một cách triệt để thì bệnh nhân viêm họng hạt lâu ngày sẽ có nguy cơ cao xuất hiện các mảng viêm tấy xung quanh vùng amidan làm cho bệnh nhân khó khăn trong việc nuốt thức ăn và đau rát cổ họng, sốt liên tục, khó khăn khi nói chuyện,…

Ngoài ra biến chứng của bệnh viêm họng hạt còn có thể gây ra viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm mũi cấp tính, viêm phổi nếu thời gian bị bệnh kéo dài mà không có biện pháp điều trị một cách kịp thời.

Ảnh hưởng đến các vùng cơ quan khác trong cơ thể

Viêm mũi: Nếu bệnh nhân viêm họng hạt kéo dài sẽ có nguy cơ bị viêm mũi, tác động xấu đến sức khỏe bệnh nhân. Tình trạng viêm mũi sẽ làm cho bệnh nhân thường xuyên có triệu chứng hắt hơi một cách liên tục kèm theo nghẹt mũi và chảy nước mũi,… Đối với các trường hợp viêm mũi dài ngày không được điều trị khỏi sẽ gây các biến chứng như viêm xoang cấp vì vậy cần phải có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời.

Viêm xoang: Một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang đó chính là do chưa điều trị triệt để viêm mũi. Điều này dẫn đến trong một thời gian dài tạo nên nhiều dịch nhầy và do đó làm tắc nghẽn lỗ thông xoang, dẫn đến tổn thương vòm họng và gây ra các triệu chứng khó thở cho bệnh nhân.

Viêm tai giữa: viêm tai giữa sẽ xuất hiện trong quá trình bệnh nhân bị viêm họng hạt, dẫn đến tình trạng khó chịu thường xuyên ở vùng tai và đau nhức cũng như ngứa rát. Bởi vì tai, mũi và họng thường liên quan mật thiết với nhau trong cấu tạo cơ thể con người do đó khi một bộ phận nào bị viêm nhiễm thì bộ phận còn lại cũng nhanh chóng bị ảnh hưởng theo.

Viêm khí quản, viêm phế quản: Các triệu chứng của viêm phế quản, viêm khí quản như ho, ho dai dẳng lâu ngày, khó thở, thở khò khè, tức ngực, mệt mỏi, sốt, ho có đờm,… Ban đầu bệnh có thể là do virus gây nên với các chẩn đoán được xác định như viêm đường hô hấp trên cúm hoặc cảm lạnh,… Tuy nhiên nếu không là điều trị một cách triệt để, dứt điểm thì bệnh nhân dễ bị viêm phế quản.

Viêm phổi: Bệnh viêm phổi thường xảy ra khi có hiện tượng nhiễm trùng với các căn nguyên là vi khuẩn virus bỏ hóa chất gây hại. Yếu tố nguy cơ là hệ thống miễn dịch suy giảm do viêm họng hạt. Sở dĩ vậy bởi vì khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm thì phổi rất dễ bị nhiễm các vi sinh vật khác đặc biệt là các vi sinh vật gây hại, làm cho tổ chức phổi bị tổn thương.

Ung thư vòm họng: Viêm họng hạt mãn tính lâu ngày nếu không được điều trị triệt để thì người bệnh dễ bị ung thư vòm họng. Mặc dù xác suất viêm họng hạt mãn tính tiến triển thành ung thư vòm họng rất thấp tuy nhiên nếu hệ miễn dịch của cơ thể bệnh nhân kém sẽ kích thích các tế bào ác tính hoạt động.

Do đó khi bệnh nhân mới phát hiện viêm họng hạt, cần đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm nhất có thể để có kết quả chính xác, cùng với biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng hạt mãn tính có thể chữa khỏi không?

Viêm họng hạt là một bệnh lý mạn tính, quá phát nên không thể tự khỏi mà không dùng bất cứ một biện pháp điều trị nào.

Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm họng hạt cấp tính, bệnh nhân cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để có phương pháp điều trị thích hợp để chữa khỏi càng sớm càng tốt.

Còn đối với trường hợp viêm họng hạt trở thành mãn tính thì bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian cùng với công sức hơn để có thể điều trị dứt điểm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây