Sỏi amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chữa trị

0
1777
Sỏi amidan

Amidan là một bộ phận nằm giũa ngã tư hầu họng, vì nhiều hóc và lồi lõm nên vi khuẩn, virus, thức ăn dễ tích tụ gây nên các bệnh về amidan như: viêm amidan, amidan hốc mủ,…Một bệnh khác cũng hay gặp liên quan đến amidan đó chính là sỏi amidan, vậy sỏi amidan là gì, có nguy hiểm không nó được điều trị như thế nào? Dưới đây là một số thông tin về bệnh sỏi amidan.

Sỏi amidan là gì?

Sỏi amidan hay còn gọi là Tonsillolith là những khối màu trắng hoặc vàng trên amidan, đặc biệt là amidan khẩu cái được hình thành qua quá trình canxi hóa nhiều muối vô cơ xâm nhập và lắng đọng ở amidan.

Ngoài ra sỏi này còn có thành phần khác là sulfamid khi bị nghiền ép sẽ tạo ra mùi giống với mùi trứng thối.

Nguyên nhân gây sỏi amidan

Sỏi amidan có thể bắt nguồn từ việc thức ăn chứa canxi bị mắc kẹt và lắng động trong amidan, dần dần hóa cứng dưới sự xâm nhập của các muối vô cơ, tạo thành sỏi. Một số nguyên nhân gây sỏi amidan:

  • Do chế độ ăn: sử dụng nhiều thực phẩm có chứa canxi như sữa làm tăng nguy cơ tạo sỏi do canxi tham gia vào quá trình tạo sỏi. Ngoài ra uống rượu bia và hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ.
    Do vệ sinh cá nhân: vệ sinh răng miệng kém làm thúc ăn bị tồn động trong các hốc amidan, tụ lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây tổn thương, tạo thành sỏi amidan.
    Do dị ứng: người dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, cơ thể phản ứng lại, tăng tiết dịch nhầy, dịch tích tụ lại gây sỏi.
    Do bệnh viêm amidan mạn tính: viêm nhiễm amidan mạn tính, vi khuẩn mắc lại và phát triển cũng nhiều hơn, là nguyên nhân gây tổn thương amidan tạo sỏi. Ngoài ra amidan bị viêm nhiều lần khiến chúng bị phát triển to hơn bình thường, thức ăn dễ mắc lại trong các hốc amidan và gây bệnh.
    Do viêm mũi, viêm xoang mạn tính: khi viêm xoang, dịch nhầy chứa vi khuẩn từ mũi hay chảy xuống amidan, mắc lại, tăng nguy cơ tạo sỏi amidan.

Triệu chứng sỏi amidan

Một số triệu chứng điển hình khi có sỏi amidan là:

  • Xuất hiện chấm màu trắng trên mặt của amidan. Một số trường hợp khác không nhìn thấy sỏi mà phải qua xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.
    Amidan trở nên to hơn bình thường do chứa sỏi hoặc viêm do bị vi khuẩn tấn công.
    Hơi thở hôi: là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh sỏi amidan. Sỏi amidan là thức ăn của các vi khuẩn tấn công, nhờ đó chúng phát triển mạnh. Trong quá trình tiêu hóa sỏi, vi khuẩn còn thải ra khí sulfur, có mùi trứng thối đặc trưng khiến cơ thể nặng mùi.
    Đau họng, khó nuốt: sỏi amidan to ra gây đau và khó chịu ở họng, đặc biệt amidan nằm giữa ngã tư đường thở và đường ăn, amidan tích tụ sỏi, to ra gây ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn.
    Ù tai, đau tai: sỏi to qua quá trình kích thích lên dây thần kinh gây đau tai, ù tai. Đặc biệt là trong các trường hợp sỏi phát triển quá mức.

Cách chữa sỏi amidan

Lấy sỏi amidan tại nhà

Cách lấy sỏi amidan tại nhà
Minh họa: Cách lấy sỏi amidan tại nhà

Khi sỏi amidan còn nhỏ, có thể sử dụng một số phương pháp để loại bỏ sỏi tại nhà:

  • Súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng: súc miệng giúp sát khuẩn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời làm các chất tạo sỏi không bị lắng cặn nữa. súc miệng cũng làm người mắc viêm họng dễ chịu hơn.
  • Uống nhiều nước: uống nhiều nước góp phần giúp sỏi amidan nhỏ dần, tránh phát triển quá to.
  • Bổ sung vitamin C: bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, ổi, bưởi, rau cải xoong,… giúp hỗ trợ, loại bỏ tình trạng kết sỏi.
  • Sử dụng táo, giấm: trong các thực phẩm này có acid, dùng thường xuyên giúp cải thiện được triệu chứng bệnh sỏi amidan
  • Cà rốt: khi sử dụng cà rốt khiến chúng ta tiết khá nhiều nước bọt để nhai, nước bọt tiết nhiều giúp bào mòn vào hòa tan sỏi amidan.

Dùng thuốc trị sỏi amidan

THUỐC ĐÔNG Y

Bài thuốc đông y được sử dụng: trần bì, bạch linh, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, mạch môn, cát cánh, huyền sâm, kha tử, tang bạch bì, đơn đỏ, kim ngân hoa, sa sâm, bạch quả, thương nhĩ tử,… bài thuốc có tác dụng bổ phế, chỉ khái, tiêu viêm, giải độc, tiêu đàm, dưỡng âm, thanh phế.

THUỐC TÂY Y

Một số nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị sỏi amidan:

  • Kháng sinh: khi có sỏi amidan thường đi kèm với việc nhiễm khuẩn, vì vậy sử dụng kháng sinh giúp điều trị nguyên nhân gây bệnh.
    Thuốc chống viêm, long đờm sử dụng cho các bệnh lý mắc kèm khi bị sỏi amidan như viêm họng, viêm amidan.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc Tây y khi không có sự tư vấn của nhân viên y tế.

Ngoài ra còn có một số phương pháp can thiệp để lấy sỏi: dùng dụng cụ gắp sỏi, rạch amidan lấy sỏi.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt amidan được chỉ định khi sỏi amidan quá lớn, ảnh hưởng tới người bệnh, gây khó chịu cho người bệnh. Phẫu thuật này thường là phẫu thuật nhỏ, người bệnh có thể hồi phục nhanh sau khi phẫu thuật.

Cách ngăn ngừa sỏi amidan

Một số biện pháp để phòng ngừa mắc sỏi amidan:

Phòng ngừa nguy cơ sỏi amidan bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Phòng ngừa nguy cơ sỏi amidan bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Vệ sinh cá nhân: vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần một ngày vào buổi sáng và tối, súc miệng và giữ miệng sạch sẽ, tránh tích tụ và vi khuẩn phát triển.
  • Phòng các bệnh mắc đường hô hấp: bảo vệ đường hô hấp khi ra ngoài đường, dùng dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc, lao động trong môi trường ô nhiễm, tiêm vaccine khi đến mùa cúm để phòng bệnh.
  • Khi có các triệu chứng khó chịu về đường hô hấp nên đi khám bác sỹ để được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời, tránh bệnh phát triển, kéo dài dai dẳng gây ra các biến chứng.
  • Định kỳ khám và chăm sóc răng miệng để giữ răng miệng sạch sẽ, sớm phát hiện ra dấu hiệu bệnh.
  • Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe, chế độ ăn uống lành mạnh đẻ cơ thể khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Một số câu hỏi thường gặp

Lấy sỏi amidan bao nhiêu tiền?

Sỏi amidan nếu nhỏ có thể tự lấy ở nhà bằng cách khò họng với nước muối sinh lý hoặc nước ấm nhiều lần. Phần lớn sỏi bạn nên đến các cơ sở y tế để được sử dụng phương pháp lấy sỏi hợp lý. Một số phương pháp lấy sỏi: curettes, probes, rạch mở miệng Crypt gắp sỏi. Một số trường hợp amidan quá lớn phải cắt Amidan với mức giá 3 đến 6 triệu.

Bị sỏi amidan có nên cắt không?

Sỏi amidan bình thường có thể tự khỏi và lấy được bằng các phương pháp thông thường. Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời, để sỏi phát triển quá to sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hang ngày như khó nuốt đau họng. tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sỹ sẽ có chỉ định cắt amidan khác nhau bởi amidan cũng góp phần vào cơ chế bảo vệ miễn dịch của con người.

Sỏi amidan có nguy hiểm không?

Sỏi amidan nhỏ thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Nó thường chỉ gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe, đặc biệt là hơi thở hôi kết hợp với đau họng, khó nuốt. Sử dụng phương pháp điều trị hợp lý và chế độ ăn uống thích hợp là có thể khỏi bệnh.

Tuy nhiên nếu kích thước sỏi quá lớn có thể gây biến dạng amidan, ở những người đã bị viêm amidan sỏi có thể gây viêm amidan hốc mủ hoặc áp xe amidan. Cần có phương pháp điều trị ngay nếu xuất hiện khối vôi hóa màu trắng tại amidan.

Sỏi amidan có tự khỏi không?

Sỏi amidan là một khối cứng đã bị vôi hóa, vì vậy bệnh không thể tự khỏi được nếu không có phương pháp điều trị để loại bỏ bớt khối vôi hóa. Nên sử dụng các phương pháp lấy sỏi amidan phù hợp khi cần thiết để tránh việc sỏi phát triển quá to.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây