[Hướng dẫn A-Z] Cách chữa viêm xoang tại nhà bằng cây giao

0
1261
Trị viêm xoang bằng cây giao
Hình ảnh minh họa: Trị viêm xoang bằng cây giao

Cây giao có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây san hô xanh, cây xương cá, cây kim giao,… Tên khoa học của nó là Euphorbia Tiricabira, họ thầu dầu Euphorbiaceae. Chiều cao trung bình của cây giao khoảng 0,5 – 1m, một số cây có thể cao đến 7m. Loài cây này mọc hoang khá nhiều, dễ sống và dáng cây đẹp nên được đem về trồng để làm cảnh và làm hàng rào ở một số vùng nông thôn. Ngoài ra, cây còn là một vị thuốc dùng để chữa bệnh. Trong dân gian thường dùng cây giao chữa viêm xoang.

Vậy cách sử dụng cây giao chữa viêm xoang như thế nào? Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho độc giả những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.

Công dụng trị viêm xoang của cây giao

Cây giao
Hình ảnh: Cây giao

Bệnh viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng, vì một số nguyên nhân như vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, bội nhiễm hoặc có khối u trong mũi ,các xoang; làm ứ đọng dịch tiết và mủ trong các xoang khiến cho lớp niêm mạc bên trong xoang bị tổn thương, viêm nhiễm gây ra các triệu chứng khó chịu, đau nhức cho người bệnh.

Bệnh viêm xoang có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp đơn giản, dễ áp dụng như: sử dụng tỏi, hoa ngũ sắc, chanh, gừng, nghệ, cây giao… Tuy nhiên, khi dùng đường uống không đạt kết quả cao thì cần kết hợp với xông để bệnh mau thuyên giảm.

Trong Đông y, cây giao có tính mát, vị chua cay, hơi có độc. Thân có nhựa trắng chảy ra khi bẻ, nhựa này có tác dụng kích thích tuyến sữa, khử phong, sát trùng, chống viêm, giải độc, giải ngứa,… Tuy nhiên, trong nhựa có độc tính nên không chế biến thành dạng thuốc uống mà chỉ sử dụng để bôi ngoài da. Nhờ đặc tính kháng viêm và sát trùng mạnh nên nó dùng để chữa viêm xoang và một số căn bệnh khác như thấp khớp, rắn cắn, hen suyễn, nấm ngoài da.

Cách trị viêm xoang bằng cây giao

Do cây có độc tính nên chỉ dùng phương pháp xông để trị bệnh viêm xoang.

Chuẩn bị nguyên liêu, vật liệu

Nhánh của cây giao tươi: Khoảng 15 – 20 nhánh. Có thể dùng nhánh khô để thay thế nhưng hiệu quả không tốt như khi sử dụng nhánh tươi.

Một cái ấm đun nước nhỏ bằng nhôm, sành, sứ nhưng chỉ được dành riêng cho việc đun nấu cây giao mà không sử dụng cho các mục đích khác như nấu nước uống, pha trà,… vì có thể sau khi rửa độc chất vẫn còn sót lại gây độc cho người khi uống phải.

Có ống tre, ống gỗ thì đem sử dụng là tốt nhất, không nên dùng ống nhựa vì ống nhựa nhanh chảy khi gặp hơi nóng. Nếu không có ống tre có thể dùng một tờ lịch treo tường lớn hoặc giấy báo, giấy A4 quấn từ 2 – 3 tờ lại bằng keo dán rồi nối với nhau tạo thành ống dài khoảng 50cm (chú ý khi quấy giấy thì quấn một đầu to có kích thước lớn đủ để trùm hết miệng vòi ấm, còn một đầu bé hơn đút vừa vào mũi). Không nên làm ngắn hơn vì hơi nước nóng có thể làm bỏng, rộp niêm mạc mũi họng. Nếu làm ống quá dài sẽ khó hít được hết hơi nước khiến cho hiệu quả điều trị bị giảm đáng kể.

Chuẩn bị nước xông hơi

Các đốt giao đem rửa sạch với nước (khi rửa nhớ đeo bao tay để tránh nhựa dính vào tay) rồi thái thành những khúc nhỏ dài khoảng 2cm. Sau đó, cho hết tất cả vào trong ấm, đổ nước vừa đủ và đem đun đến sôi.

Thực hiện

Các bước thực hiện trị viêm xoang bằng cây giao
Các bước thực hiện trị viêm xoang bằng cây giao
  • Khi ấm nước vừa sôi, điều chỉnh lửa nhỏ đi để nước bốc hơi từ từ.
  • Cắm đầu lớn của ống vào trong miệng vòi ấm, đầu nhỏ đưa vào hai bên mũi.
  • Hít thở đều để hơi nước có thể len lỏi được vào sâu bên trong mũi và đến vùng xoang đang bị viêm. Không nên hít thở quá mạnh.
  • Nếu trường hợp nhẹ thì nên xông trong khoảng 15 – 20 phút, còn nặng hơn và có thời gian thì nên xông từ 30 – 50 phút. Để tránh lãng phí dược liệu và giảm thời gian chiết xuất thì có thể để lại nước xông cũ và hâm lại nước trong ấm để dùng (cần cho bổ sung thêm nước và vài nhánh cây giao nữa), dùng 2 lần trong ngày (sáng và tối) để hiệu quả điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi trị viêm xoang bằng cây giao

Dùng cây giao để điều trị viêm xoang là một phương pháp khá hữu hiệu, kĩ thuật đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nó tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nếu không sử dụng đúng cách. Theo nghiên cứu cho thấy, nhựa cây chứa một lượng độc nhất định, nếu không may dính vào da và niêm mạc có thể gây phỏng rát da, niêm mạc mũi và họng; còn bị dính vào mắt sẽ gây tổn thương giác mạc, nặng hơn là dẫn đến mù lòa.

Vì vậy, trong khi chế biến và sử dụng cây giao cần thực hiện một cách cẩn trọng. Và cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng cây giao:

Xông theo đúng các bước và thực hiện đúng kĩ thuật.

Khi cắt bẻ nhánh giao cần làm nhẹ nhàng, không làm mạnh tay; nên sử dụng kính và găng tay khi sơ chế cây giao để tránh nhựa bắn lên người gây tổn thương.

Nếu nhựa giao không may bắn vào tay hoặc mắt thì nhanh chóng rửa thật sạch bằng nước, cứ 15 phút lại rửa lại một lần đến khi thấy ổn. Nếu trường hợp diễn biến nặng hơn thì cần đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời tránh những diễn biến xấu có thể xảy ra.

Trong quá trình xông, nếu cảm thấy hơi nước quá nóng thì hãy bỏ ra khỏi mũi và vặn nhỏ lửa lại đợi đến khi nhiệt độ giảm đi thì tiết tục quá trình xông. Tránh vẫn tiếp tục xông khi nước quá nóng vì sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi.

Để đạt hiệu quả cao thì nên bắt đầu xông ngay khi hơi nước vừa bốc lên để tận dụng lúc nhựa cây giao còn đậm đặc, tránh để nguội rồi mới xông thì sẽ không đem lại kết quả điều trị.

Không cho ống xông vào sâu bên trong mũi.

Ngoài ra, không được bôi nhựa cây giao hoặc để nhựa dính vào vết thương hở sẽ gây phồng rộp da.

Tuyệt đối không sử dụng lại ấm đã đun nước nhựa cây giao hoặc uống nước có mủ cây giao. Mặc dù một số người nói nên kết hợp cả xông với uống sẽ tăng tác dụng điều trị nhưng trong nhựa cây có độc tố có thể gây ra một số triệu chứng như phỏng miệng và cổ họng, ngộ độc, tiêu chảy, ói mửa, đau bụng.

Một số làn da nhạy cảm, khi áp dụng bài thuốc từ mủ của cây giao nếu để hơi nước xông bay vào mặt có thể gây kích ứng da nặng như phồng rộp, phát ban, nổi mụn nước, sưng tấY.

Phụ nữ có thai có trị bằng viêm xoang bằng cây giao được không?

Không áp dụng phương pháp xông này cho phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ.

Không nên sử dụng bài thuốc này cho phụ nữ đang trong thời kì mang thai vì trong thành phần nhựa cây có chứa độc có thể ảnh hưởng xấu đến người mẹ và thai nhi.

Trị viêm xoang bằng cây giao có hiệu quả không?

Hiện nay, vẫn chưa có một thử nghiệm lâm sàng hay công trình nghiên cứu khoa học nào đáng tin cậy nhằm kiểm chứng hiệu quả thực sự của cây giao trong điều trị bệnh viêm xoang.

Dựa vào kinh nghiệm điều trị của những người bệnh đã từng sử dụng cây giao để chữa viêm xoang, nếu bị bệnh viêm xoang nhẹ thì xông mỗi ngày 2 lần trong vòng 3 – 5 ngày thì tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 80 – 90%. Tuy nhiên nếu bị nặng và đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì áp dụng phương pháp xông lâu hơn (khoảng 1 tuần) và tỷ lệ khỏi cũng không được cao. Sau 1 tuần dùng cây giao nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên ngừng xông và đến bệnh viện để được khám và điều trị một cách tốt nhất.

Trước khi sử dụng cây giao trị viêm xoang thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây