Sổ mũi là tình trạng sức khoẻ hầu như ai cũng đã từng mắc phải trong đời. Chứng sổ mũi thường không nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, bất tiện và mệt mỏi. Tình trạng sổ mũi kéo dài mà không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể tiến triển thành mạn tính như viêm xoang mạn tính, viêm mũi mạn tính. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng sổ mũi này và các cách chữa trị sổ mũi nha!
Sổ mũi là gì?
Sổ mũi hay chảy nước mũi (rhinorrhea) là tình trạng hốc mũi chứa đầy những dịch chảy của mũi ( chất nhầy). Bình thường, chất nhầy được tiết ra để bảo vệ cơ thể, nó giúp làm ẩm không khí và hoạt động như một hàng rào bảo vệ đầu tiên để giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, các dị nguyên ( ví dụ như phấn hoa) không thể xâm nhập sâu hơn vào đường hô hấp. khi cơ thể bị tấn công bởi các yếu tố lạ ( gây dị ứng, viêm, thay đổi thời tiết…) gây ảnh hưởng đến đường hô hấp thì có thể dẫn đến tình trạng tăng sản xuất chất nhầy. Dịch nhầy này nhiều hơn bình thường, chảy ra từ mũi gây ra hiện tượng sổ mũi.
Dịch nhầy có thể có màu sắc khác nhau như trong suốt hay đục ( xanh hoặc vàng), thậm chí có thể chứa máu. Dịch này có thể ở dạng đặc hay loãng, bị chảy ra liên tục hoặc ngắt quãng từ mũi.
Nguyên nhân gây sổ mũi
Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng sổ mũi nhưng phổ biến nhất bao gồm nhiễm trùng và dị ứng:
Cảm lạnh và cúm
Căn nguyên của bệnh là do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng làm cơ thể tăng tiết nhầy quá mức, dẫn đến chảy nước mũi, tắc nghẽn dịch trong các xoang mũi. Đặc biệt cần lưu ý với đối tượng có nguy cơ cao có thể gây ra biến chứng như trẻ nhỏ ( thường là dưới 5 tuổi), người cao tuổi khi bị cúm.
Tình trạng sổ mũi là một trong những triệu chứng phổ biến của những bệnh lý này. Ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng đi kèm như đau họng, ho, mệt mỏi, nặng mặt, sốt ( tuy nhiên cảm lạnh không gây sốt).
Viêm mũi dị ứng
Khi cơ thể ăn hay hít phải những tác nhân gây dị ứng dẫn đến các đáp ứng miễn dịch làm sản sinh quá mức chất nhầy để đẩy các tác nhân này ra ngoài cơ thể. Vì vậy tình trạng sổ mũi xảy ra. Ngoài ra còn có thể xuất hiện triệu chứng đi kèm như hắt xì, ngứa mắt, ngứa mũi.
Một số tác nhân gây dị ứng hay gặp như:
- Phấn hoa.
- Bụi nhà.
- Lông vật nuôi.
- Sợi vải.
- Viêm xoang.
Viêm xoang là một biến chứng của cảm cúm ( thường xuất hiện sau khi bị cảm cúm trong một thời gian dài) hoặc sau khi bị viêm mũi dị ứng nặng. Bên cạnh triệu chứng sổ mũi thì dấu hiệu điển hình hay gặp nhất đó chính là đau nhức vùng trán hoặc khu vực xương dò má do lúc này tình trạng viêm và dịch nhầy quá mức tồn đọng trong các xoang.
Trong trường hợp bệnh lý này, dịch nhầy thường đặc, có thể màu vành hoặc xanh lá nhạt.
Viêm mũi vận mạch ( hay viêm mũi không gây dị ứng)
Là tình trạng sản sinh quá mức dịch nhầy trong các hốc mũi có thể do xảy ra phản ứng viêm khi ta tiếp xúc với các tác nhân kích thích như chất ô nhiễm, khói bụi, nước hoa hay có thể là do thay đổi thời tiết hoặc các vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn khác.
Lệch vách ngăn mũi
Vách ngăn mũi được cấu thành từ phần sụn và xương, có tác dụng chia đôi hốc mũi. Bệnh lý này thường gặp khi sinh ra hoặc có thể do té ngã, chấn thương, va chạm mạnh có liên quan đến vùng mũi. Đa số các trường hợp mắc bệnh không có biểu hiện gì, ít khi phát hiện ra cho đến khi gặp mắc các bệnh liên quan đến mũi họng.
Tình trạng lạm dụng thuốc xịt mũi
Các thuốc gây co mạch mũi – thuốc này giúp làm giảm nhanh các tình trạng ngạt mũi, khó thở khi bị viêm xoang, viêm mũi. Tuy nhiên khi sử dụng liên tục trong thời gian dài dễ gây hiện tượng nhờn thuốc, thậm chí có thể gây tác dụng nghiêm trọng hơn ( vẫn tiếp tục nghẹt mũi, tổn thương niêm mạc mũi), khó điều trị về sau. Vì vậy không nên sử dụng thuốc xịt mũi quá 7 ngày.
Một số bệnh lý khác có thể dẫn đến tình trạng chảy nước mũi như
- Phì đại cuốn mũi.
- Dị vật trong đường hô hấp (thường ở mũi).
- U nang mũi.
- Polyp mũi.
Đặc biệt, hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến sổ mũi. Do khói thuốc lá chứa nhiều thành phần độc hại, là tác nhân kích thích niêm mạc sản sinh nhiều chất nhầy. Khi từ bỏ hút thuốc lá hoặc không tiếp xúc với khói thuốc lá thì tình trạng sổ mũi sẽ thuyên giảm và hết dần.
Phương pháp điều trị sổ mũi
Thông thường căn nguyên nào dẫn đến tình trạng sổ mũi thì ta sẽ sử dụng phương pháp phù hợp để điều trị.
Trị sổ mũi bằng các thuốc tây y
Nhóm kháng Histamin H1
Thuốc kháng Histamin H1 là thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong các trường hợp sổ mũi, ngạt mũi. Với cơ chế cạnh tranh với histamin tại các receptor (thụ thể) H1, thuốc kháng Histamin H1 có tác dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng (phù nề, viêm, ngứa, có thắt khí quản,…). Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng chứ không làm thay đổi căn nguyên của bệnh, không điều trị dứt điểm được.
Hiện nay, thuốc kháng Histamin H1 được sử dụng với 2 thế hệ phổ biến. Thuốc thế hệ I như Chopheniramin, Diphenylhydrazin, hay Promethazin và thuốc thế hệ II như Loratadin, Cetizidin,…Thuốc thế hệ II đã cải thiện được tác dụng không muốn, giảm tác dụng gây buồn ngủ nên ngày càng được sự dụng rộng rãi. Trong điều trị sổ mũi, ngạt mũi có thể sử dụng thuốc kháng Histamin dạng uống hoặc dạng xịt tuỳ thuốc vào tình trạng triệu chứng.
Nhóm Glucocorticoid
Thuốc Corticoid được biết đến với tác dụng chống viêm, chống dị ứng mạnh theo cơ chế ức chế miễn dịch. Do có tác dụng mạnh nên các corticoid điều trị sổ mũi, ngạt mũi được dùng theo dạng hít hay dạng khí dung (gọi chung là corticoid hít), bao gồm các hoạt chất Fluticason, Beclomethason, Budesonid. Thuốc có tác dụng tại chỗ mạnh, làm giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa, ngạt mũi. Khi dùng theo đường hô hấp, sẽ có một phần nhỏ thuốc hấp thu vào tuần hoàn máu, tuy nhiên với lượng nhỏ, sinh khả dụng toàn thân thấp nên không gây độc toàn thân. Để có hiệu quả nhanh, thuốc có thể dụng phối hợp với corticoid đường uống, thuốc kháng histamin,…
Do tác dụng dựa trên cơ chế ức chế miễn dịch, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn làm giảm tốc độ phục hồi vết thương trên niêm mạc hô hấp, dùng kéo dài có thể làm suy giảm miễn dịch của niêm mạc hô hấp tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, một số tác dụng không mong muốn khác của thuốc như kích ứng mũi, buồn nôn, nôn, hắt hơi, chảy máu cam,…
Hiện nay, Corticoid trong điều trị viêm mũi, ngạt mũi, sổ mũi có dạng hít định liều theo nhát xịt (dạng nhỏ giọt hoặc phun sương) hoặc các dung dịch nhỏ giọt, cần chú ý tham khảo hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ, nhân viên y tế đảm bảo sử dụng đúng kĩ thuật, tránh quá liều gây ngộ độc hoặc không đủ liều không đảm bảo hiệu quả điều trị.
Chú ý, không dùng Corticoid dạng hít cho trẻ em dưới 12 tuổi, riêng Betamethason không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Nhóm thuốc chống nghẹt mũi
Dung dịch Natriclorid 0,9% nhỏ trực tiếp trên niêm mạc mũi. Với tác dụng co mạch do đó làm giảm nghẹt mũi. Đặc biệt an toàn dùng được trên cả trẻ em và trẻ sơ sinh.
Dung dịch nhỏ mũi Naphazolin với cơ chế cường giao cảm, thuốc có tác dụng gây co mạch tại chỗ do đó làm giảm nghẹt mũi, sung huyết, ngứa mũi. Hiện nay thuốc được dùng ở nồng độ 0,05 – 0,1% cho người lớn. Chú ý thuốc có phản ứng dội ngược làm tăng triệu chứng nghẹt mũi, do đó thuốc được chỉ định tối đa 7 ngày. Trên trẻ em thuốc làm co mạch mạnh, giảm máu đến niêm mạc mũi, gây hoại tử; đặc biệt có thể gây co mạch não, tim và dẫn đến tử vong. Thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 15 tuổi.
Viên nén, dung dịch uống hoặc hỗn dịch uống Phenylephrin có tác dụng làm giảm tạm thời các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi do cảm cúm, dị ứng, viêm xoang hay các bệnh hô hấp khác. Thuốc làm tăng tiết Adrenalin làm giảm co mạch, giảm xung huyết, chống nghẹt mũi. Thuốc có tác dụng không mong muốn làm tăng huyết áp, tăng nhãn áp chống chỉ định trên bệnh nhân tăng huyết áp. Phenylephrin nhạy cảm với trẻ em gây độc do đó chống chỉ định trên trẻ em dưới 3 tuổi và sử dụng liều thấp kết hợp theo dõi trên trẻ lớn hơn.
Trị sổ mũi bằng các bài thuốc y học cổ truyền ( Đông y)
Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền điệu trị sổ mũi cho một số bệnh phổ biến như viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Trong y học cổ truyền, bệnh viêm mũi dị ứng được mô tả trong chứng Tỵ Cừu và Tỵ Uyên – do phong hàn ( tức chính khí suy giảm, các yếu tố nhiệt bên ngoài môi trường xâm nhập) gây ra phế khí hư và vệ khí hư. Nguyên nhân của bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa, miễn dịch dị ứng nên phương pháp điều trị bằng các bài thuốc y học cổ truyền chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng, cắt cơn dị ứng.
Vì vậy, để tránh tái phát sau khi đã được điều trị thì người bệnh nên tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đồng thời nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng.
Quý đọc giả có thể tham khảm một số bài thuốc sau:
Bài 1:
Chuẩn bị các vị thuốc bao gồm:
- Đẳng sâm 16gam
- Hoàng kỹ, bạch thược, ké đầu ngựa mỗi vị 12g
- Bán hạ, khương hoạt mỗi vị 8g
- Quế, ma hoàng mỗi vị 6g
- Ngũ vị tử, gừng khô, cam thảo, tế tân mỗi vị 4g
Sắc uống ngày 1 thang với nước.
Bài 2:
Chuẩn bị các vị thuốc bao gồm:
- Kim ngân hoa, ké đầu ngựa, bồ công anh mỗi vị 12g
- Lá dâu tằm, rau diếp cá, cúc tần, mã đề, cam thảo nam, kinh giới mỗi vị 10g
- Bạc hà 8g
Sắc uống ngày 1 thang với nước, để nguội rồi uống thuốc, chia làm 2 lần dùng, uống trước bữa ăn.
Sổ mũi do viêm xoang
Bệnh nhân bị sổ mũi do xoang cấp: Bài thuốc này có công dụng tiết nhiệt giải độc.
Chuẩn bị các vị thuốc bao gồm:
- Kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hạ khô thảo mỗi vị 16g
- Thạch cao 40g
- Mạch môn, hoàng cầm, tân di mỗi vị 12g
- Chi từ 8g
Sắc uống ngày 1 thang với nước.
Bệnh nhân bị sổ mũi do xoang mạn tính: Bài thuốc này có công dụng nhuận táo, dưỡng âm, thanh nhiệt.
Chuẩn bị các vị thuốc:
- Hà thủ ô 20g
- Kim ngân hoa, ké đầu ngựa mỗi vị 16g
- Sinh địa, hoàng cầm, mạch môn, huyền sâm, đan bì mỗi vị 12g
- Tân di 8g
Sắc uống ngày 1 thang.
Cần lưu ý, khi lựa chọn sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền cần có sự tham vấn của thầy thuốc để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Mẹo chữa trị sổ mũi tại nhà
Bên cạnh những biện pháp chữa trị sổ mũi bằng cách sử dụng thuốc, ta có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên để kiểm soát tình trạng này, làm cho người bệnh dễ chịu hơn cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn, có thể hỗ trợ trị nguyên nhân bệnh.
Dưới đây là một số mẹo trị sổ mũi tại nhà cho người lớn, có hiệu quả nhiều hơn với căn bệnh cảm cúm thông thường.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp bù dịch cho cơ thể, làm loãng dịch nhầy và dễ đào thải ra khỏi cơ thể hơn. Khi cơ thể thiếu nước, bị mất nước sẽ làm dịch nhầy đặc hơn khiến cho tình trạng ứ đọng dịch trong mũi nghiêm trọng hơn. Vì vậy khi bị sổ mũi người bên nên tránh sử dụng các đồ uống có thể gây mất nước như rượu bia, cà phê.
Uống trà ấm
Hơi nước ấm bay lên từ cốc trà ấm nóng có thể làm loãng dịch nhầy và khiến chúng dễ bị tống ra ngoài hơn. Những loại trà ( nên sử dụng loại không chứa cafein) – có chứa các vị thảo mộc giúp kháng viêm, kháng histamin nên càng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị sổ mũi. Một số vị trà hay sử dụng như: trà hoa cúc, trà gừng, bạc hà.
Ăn cay
Khi ăn nhiều đồ ăn cay có thể gây kích thích dẫn đến sổ mũi, tuy nhiên khi sử dụng với lượng vừa phải thì loại thực phẩm này lại có công dụng hỗ trợ điều trị sổ mũi tuyệt vời. Một số thực phẩm có vị cay như hạt tiêu, gừng, wasabi, ớt, cây cải ngựa…có chứa những hoạt chất giúp làm giãn tĩnh mạch ở niêm mạc mũi, hỗ trợ giải quyết tình trạng tắc nghẽn dịch nhầy trong các hốc mũi.
Xông mặt
Đây là một biện pháp điều trị được nhiều người biết đến và đã được chứng minh có hiệu quả cao, có thể rút ngắn thời gian hồi phục bệnh cảm lạnh khoảng 1 tuần. Tương tự như uống trà nóng thì hơi nước ấm nóng bốc lên từ việc xông hơi mặt sẽ giúp thuyên giảm tắc nghẹt mũi và sổ mũi. Các bạn có thể thêm vài giọt tình dầu (tinh dầu bạc hà, dầu tràm…) vào nước xông để quá trình này có thể phát huy được tối đa tác dụng của nó.
Bấm huyệt
Bấm huyệt có thể mang lại hiệu quả trị sổ mũi, nghẹt mũi nhanh và tuyệt vời nếu bạn thực hiện đúng cách. Bấm huyệt giúp khai thông các đường dẫn khí, cải thiện tình trạng ứ đọng dịch gây tắc nghẽn và sổ mũi. Cụ thể bạn có thể dùng đầu ngón ta nhấn vào một số huyệt sau:
- Huyệt nghinh hương, nằm ở 2 bên cánh mũi.
- Huyệt quyền liêu, nằm ở xương gò má.
- Huyệt toàn trúc, nằm ở 2 đầu lông mày.
- Huyệt ấn đường nằm ở chính giữa lông mày.
Tắm nước ấm
Tắm bằng nước ấm nóng có hiệu quả gần tương tự như xông mặt hay sử dụng trà nóng, hơi nước nóng giúp hỗ trợ điều trị sổ mũi.
Sử dụng chanh và mật ong
Chanh có chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, bào vệ cơ thể dưới tác động của các tác nhân gây cảm lạnh, viêm nhiễm. Đồng thời nó cũng hỗ trợ điều trị sổ mũi hiệu quả.
Công bố gần đây hồi tháng 8/2020 trên BMJ đã chứng minh mật ong có hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện triệu chứng bệnh nhiễm đường hô hấp trên.
Kết hợp mật ong và chanh là một phương pháp tự nhiên tuyệt vời có hiệu quả trong việc điều trị chứng sổ mũi không chỉ ở người lớn mà còn dễ sử dụng đối với trẻ em.
Cách làm tham khảo: dùng 30ml nước cốt chanh bỏ hạt, thêm mật ong vừa miệng vào khoảng 300ml nước ấm nóng. Duy trì uống đều đặn mỗi ngày 2 lần đến khi khỏi bệnh.
Một số cách điều trị sổ mũi cho bé tại nhà
Trị sổ mũi cho bé bằng tỏi
Tỏi là một gia vị giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin nhóm B, các nguyên tố ( sắt, canxi, kali,…)… đặc biệt có chứa hàm lượng lớn alliin (tiền chất của allicin). Do đó, tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh, làm giảm nguy cơ cảm cúm hiệu quả. Đồng thời sử dụng tỏi hàng ngày còn rút ngắn thời gian bị cảm, cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi.
Tỏi có thể ăn sống hàng ngày tuy nhiên điều này rất khó với các bé vì mùi tỏi nồng và không hấp dẫn đối với các bạn nhỏ. Người thân có thể chế biến theo cách dưới đây giúp trẻ dễ sử dụng tỏi hơn:
Xông mũi băng tỏi: Xay nhuyễn hoặc băm nát 4-5 tép tỏi rồi cho vào một cốc thuỷ tinh, sau đó ta đổ nước sôi vào cốc, chờ 2-3 phút rồi cho trẻ hít hơi nước đó.
Cách khác: Đem 4-5 tép tỏi đem nướng trên lửa cho đến khi thơm mùi tỏi ( có thể sử dụng giấy bạc bỏi tỏi để tỏi không bị cháy đen khét). Sau đó bóc bỏ vỏ, cho tỏi vào chén nước nghiền nguyễn rồi thêm khoảng 20ml nước sôi vào, cho bé uống nước ép đó.
Rửa mũi
Rửa mũi bằng nước bình rửa mũi là một biện pháp điều trị tình trạng sổ mũi hiệu quả. Bình rửa mũi giúp rửa và loại bỏ dịch nhầy trong các hốc mũi. Ngoài ra có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi hay bình xịt nước muối giúp làm loãng dịch nhầy và giữ ẩm cho mũi.
Dùng tần dày lá ( lá húng chanh)
Lá húng chanh là một vị dược liệu chúa nhiều tinh dầu giúp sát khuẩn, tiêu độc, trừ đờm, giảm ho, trị sổ mũi, cảm cúm và cảm lạnh an toàn cho bé.
Các mẹ có thể chế biến lá húng chanh theo phương pháp sau để trị sổ mũi cho bé:
- Cách 1:
Cho 20ml nước sôi vào khoảng 20g lá húng chanh đã giã nát ( hoặc xay nát), để trong 5 phút cho ngấm. Sau đó lọc lấy nước cốt cho bé uống ngày 2 lần.
- Cách 2: Lá húng chanh hấp đường phèn
Đem hấp cách thuỷ hỗn hợp đường phèn và lá húng chanh ( mỗi vị 20g) trong 20-30 phút. Có thể cho thêm ít nước cốt trái quất vào để điều vị. Cho bé sử dụng 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi hết sổ mũi.
Lá hẹ
Lá hẹ cũng có công dụng giúp tiêu đờm, thanh nhiệt giải độc tương tự như lá húng chanh. Đồng thời, trong lá hẹ còn có thành phần giúp kháng khuẩn, hỗ trợ trị các bệnh viêm ở đường hô hấp trên, có thể điều trị sổ mũi đặc biệt với trẻ nhỏ.
Lá hẹ thường được phối chế biến với mật ong, chanh hoặc nghệ tươi để nâng cao hiệu quả điều trị sổ mũi cho trẻ
- Cách 1: Lá hẹ hấp mật ong
Tương tự như lá húng chanh hấp đường phèn, ta cho khoảng 1 nắm lá hẹ ( khoảng 10g) thái nhỏ, thêm một vài lát quất bỏ hạt cùng 1 thìa mật ong, đem hấp cách thuỷ trong khoảng 30 phút. Mỗi lần sử dụng hâm nóng lại, cho bé uống 1 thìa cà phê mỗi lần, chia nhiều lần trong ngày.
- Cách 2: Lá hẹ, nghệ tươi đem nướng chín, chanh tươi
Sơ chế các nguyên liệu: khoảng 10g lá hẹ rửa sạch thái nhỏ, 1 quả chanh bỏ hạt thái lát, nghệ tươi đem nướng chín rồi xay nhuyễn. Cho các nguyên liệu vào chén chỏ hấp cách thuỷ trong khoảng 20 phút, lọc lấy nước cốt. Cho bé sử dụng 2 lần 1 ngày sau ăn.
Khi nào bị sổ mũi cần đi khám bác sĩ?
Sổ mũi là một tình trạng phổ biến dễ gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ, có thể là sinh lý bình thường ( ví dụ khi khóc) hoặc có thể do bệnh lý và ta có thể sử dụng các mẹo ở trên để hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên người bệnh cần phải đi khám bác sĩ khi:
- Dịch nhầy mũi có lẫn máu.
- Có dịch mũi trong suốt sau khi chấn thương vùng đầu ( đây có thể là do rò nước não tuỷ, nguy cơ dẫn đến viêm màng não cao).
- Dịch mũi màu xanh hay vàng.
- Sổ mũi và có sốt kéo dài trên 10 ngày ( có thể gặp phải sốt siêu vi).
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyển khoa nhi khi trẻ sổ mũi kèm sốt hoặc tình trạng chảy nước mũi kéo dài gây tắc nghẽn khiến bé khó thở và khó cho ăn.
Phòng tránh sổ mũi như thế nào?
Bệnh sổ mũi không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều bất tiện khó chịu cho người bênh, vì vậy bạn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng các biện pháp đơn giản sau đây:
Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý ( NaCl 0,9%) hoặc nước sạch hàng ngày để vệ sinh mũi sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn còn tồn động trong mũi, làm sạch đường hô hấp hơn.
Ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng và lưu ý đến bổ sung nhiều vitamin C từ các loại trái cây, và không quên bổ sung gia vị tỏi vào bữa ăn hàng ngày. Điều này giúp nâng cao sức đề kháng cho hệ miễn dịch, phòng ngừa sổ mũi nói riêng và nhiều bệnh khác nói chung.
Bảo vệ cơ thể bằng cách rửa tay đúng cách thường xuyên đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh tiếp xúc với vi khuẩn, virus. Đặc biệt trong thời điểm hiện tại phải đeo khẩu trang khi ra đường và khi tiếp xúc nơi đông người, bảo vệ chính bản thân và cho mọi người.
Nâng cao thể trạng bằng việc rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Dù sử dụng bất cứ bộ môn nào ( yoga, gym, chạy bộ,…) hãy duy trì thể dục thể thao đều đặn hàng ngày hay hàng tuần nhé!
Khi bị sổ mũi có nên tắm không?
Câu trả lời là vẫn nên tắm đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Bỏi vì tắm rửa sạch sẽ giúp làm sạch các tác nhân như bụi bẩn, khói bụi, vi khuẩn trên bề mặt, làm thư thái và dễ chịu hơn. Đồng thời hơi nước ấm khi tắm rửa cũng làm cải thiện tình trạng sổ mũi. Tuy nhiên cần lưu ý với đối tượng trẻ sơ sinh thì khi tắm cẩn đảm bảo nơi tắm ấm áp, kín gió, nhiệt độ nước vừa phải và chỉ nên tắm trong khoảng 5-10 phút.