Vài nét về viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng (Allergic Rhinitis) là một bệnh mạn tính, cơ chế gây bệnh chính là phản ứng dị ứng của niêm mạc mũi trước sự xâm nhập, tái xâm nhập hoặc tấn công bởi các yếu tố lạ (dị nguyên đặc hiệu). Bệnh viêm mũi dị ứng gặp ở tất cả các giới tính ở nhiều lứa tuổi khác nhau và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh thường gặp ở những đối tượng có cơ địa dị ứng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể là do một trong các dị nguyên như: lông động vật, phấn hoa, bụi, nấm mốc, hoặc dị ứng với thức ăn…
Yếu tố nguy cơ
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng nếu trong gia đình bạn có người có tiền sử bị dị ứng trong gia đình sẽ tăng nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng. Ngoài ra những yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm bệnh trầm trọng hơn có thể kể đến như: hóa chất, khói thuốc lá, khói, bụi, ô nhiễm không khí, nhiệt độ lạnh…
Triệu chứng lâm sàng
Xuất hiện thành từng cơn sau khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên hoặc xuất hiện khi thay đổi thời tiết, ngoài ra một số bệnh nhân không có triệu chứng trên lâm sàng.
Ngứa mũi là triệu chứng đầu tiên của bệnh, xuất hiện sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Xuất hiện các cơn hắt hơi từng hồi, sau cơn hắt hơi bệnh nhân chảy nhiều nước mũi trong, loãng. Bệnh nhân cũng xuất hiện tình trạng ngạt tắc mũi gây khó chịu khi thở.
Phương pháp điều trị
Điều trị viêm mũi dị ứng không khó, có rất nhiều cách có thể áp dụng như sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc nhỏ mắt-mũi, liệu pháp miễn dịch hoặc áp dụng các biện pháp có trong dân gian. Tuy nhiên không phải phương pháp dân gian nào cũng an toàn, hiệu quả và có thể tránh được tác dụng không mong muốn. Một số loại dược liệu nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây độc tính đối với người dụng, đặc biệt là những đối tượng nhạy cảm như trẻ em hay phụ nữ có thai.
Bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những dược liệu an toàn, hiệu quả nhất để điều trị viêm mũi dị ứng.
Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Tỏi là loại thảo dược được ví như kháng sinh tự nhiên bởi trong tỏi có chứa hoạt chất Allicin có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn khá mạnh. Do đó sử dụng tỏi có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh, đồng thời giúp đường hô hấp của bạn được lưu thông.
Cách sử dụng
- Bước 1: Lấy khoảng 5 củ tỏi sau đó loại sạch vỏ, rồi đem rửa qua bằng nước sạch.
- Bước 2: Lấy một ít nước lọc đem xay nhuyễn tỏi rồi lọc hỗn hợp trên qua một cái rây, chắt lấy dịch lọc.
- Bước 3: Pha dịch lọc thu được với mật ong theo cùng tỷ lệ thể tích (50:50)
- Bước 4: Dùng hỗn hợp thu được đem thoa vào niêm mạc mũi, để nguyên trong vòng 15 phút, rồi rửa lại mũi bằng nước muối sinh lý.
Lưu ý
Khi thoa hỗn hợp mật ong- nước cốt tỏi lên niêm mạc mũi sẽ có hơi đau sót một chút do dây thần kinh số 5 bị kích thích, tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ không kéo dài.
Phương pháp này không phù hợp với đối tượng là trẻ nhỏ bởi các bé da và niêm mạc còn rất mỏng nên rất dễ bị kích ứng.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
Nước muối là loại dung dịch dùng để vệ sinh đường hô hấp thông dụng nhất hiện nay. Theo y học cổ truyền muối có vị mặn, tính hàn, không độc, đi vào thận, tim có tác dụng diệt khuẩn, giải độc, giảm viêm, thanh huyết, tả hỏa…
Theo giải thích của y học hiện đại dung dịch nước muối đẳng trương 0.9% tương đương với áp suất trong dịch sinh học con người tuy nhiên chúng lại ưu trương với các vi sinh vật (nồng độ đẳng trương của chúng khoảng 0.6%). Do đó khi rửa các cơ quan bộ phận bằng nước muối sinh lý sẽ khiến vi sinh vật bị mất nước và không thể tồn tại được trong điều kiện trên.
Do đó khi sử dụng nước muối sinh lý sẽ giúp rửa trôi các dị nguyên có trong mũi, làm sạch niêm mạc mũi, đồng thời giúp mũi giảm tiết dịch nhầy khiến mũi trở lên dễ chịu thông thoáng hơn.
Cách thực hiện
- Cách 1: Dùng nước muối sinh lý
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ đựng nước muối trước khi rửa bằng nước muối sinh lý.
Bước 2: Dùng xi lanh hút nước muối sinh lý rồi ngồi lên ghế, hướng người về phía trước.
Bước 3: Nghiêng người về một phía một góc 45 độ và há miệng để tránh nước chảy vào tai sau đó lấy xi lanh xịt nhẹ nhàng vào mũi.
Bước 4: Làm tương tự như bước 3 với bên mũi còn lại.
Bước 5: Sau khi đã rửa cả 2 bên mũi bạn hãy xì nhẹ mũi để tống dịch nhầy ra bên ngoài (không nên xì quá mạnh).
- Cách 2: Kết hợp tỏi với nước muối sinh lý
Bạn hãy hòa tan 3-4 thìa cafe nước cốt tỏi vào nước muối sinh lý, rồi lấy xi lanh hút dung dịch trên, các bước còn lại bạn làm tương tự như cách 1.
Ưu điểm của phương pháp này là rất dễ sử dụng, hiệu quả tốt, có thể áp dụng với nhiều đối tượng kể cả trẻ em và chi phí rất rẻ nhiều người có thể đáp ứng.
Hiện nay trên thị trường thì bạn có thể dễ dàng mua được các chai nước muối sinh lý tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc với một chi phí vô cùng rẻ.
Dùng bạc hà trị viêm mũi dị ứng
Bạc hà (Mentha arvensis) là loại cây có khả năng chữa được các bệnh đường hô hấp liên quan đến vấn đề dị ứng, quá mẫn. Trong bạc hà chứa nhiều Flavonoid và tinh dầu: chủ yếu là 1-menthol (trên 70%), một số là menthol ester, tinh dầu menthol, một số hợp chất hydrocacbon monoterpenic. Ngoài khả năng chưa được bệnh dị ứng đường hô hấp nó còn được xếp vào nhóm tân lương giải biểu, tác dụng chữa cảm nóng không ra mồ hôi, phong tán phong nhiệt. Bạc Hà trong y học cổ truyền cũng được kết hợp với một số vị thuốc khác để trị chứng tiêu hóa kém dưới dạng thuốc sắc.
Cách sử dụng:
Bạn hãy mua một lọ tinh dầu bạc hà nguyên chất, sau đó nhỏ tinh dầu vào nước sôi để xông mũi và mỗi lần chỉ dùng 2-3 giọt, ngày 1-2 lần, tuyệt đối liều dùng không được quá 12 giọt/ ngày.
Tuy nhiên tinh dầu bạc hà không thích hợp với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em em dưới 2 tuổi.
Ngoài ra một số trường hợp bị mẫn cảm với tinh dầu bạc hà với biểu hiện buồn nôn, chóng mặt cũng không nên sử dụng phương pháp này.
Một vấn đề nữa bạn nên mua tinh dầu bạc hà tại nơi uy tín, đảm bảo chất lượng bởi tinh dầu bạc hà hay bị pha lẫn tạp chất như chất béo, nước hay glycerin.
Trị viêm mũi dị ứng bằng tần dày lá (húng chanh)
Cùng với bạc hà thì húng chanh cũng có khả năng trị viêm mũi dị ứng khá nhanh chóng nhờ tác dụng quy kinh Tỳ, Vị, Phế. Dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã phân tích được nhiều thành phần có trong cây húng chanh đặc biệt là hợp chất tinh dầu khung phenolic có khả năng kháng khuẩn khá tốt.
Cách sử dụng
Lấy 1 nắm húng chanh đem rửa sạch với nước muối loãng tiếp đến đem đun sôi với khoảng 200ml nước trong vòng 10 phút.
Sau đó bạn có thể lấy nước vừa đun với lá húng chanh để uống. Chia lượng nước trên làm 2-3 uống mỗi ngày sẽ giúp tình trạng viêm mũi dị ứng được cải thiện đáng kể.
Lá ngải cứu
Trong dân gian, ông cha ta đã biết sử dụng ngải cứu để điều trị các cơn cấp tính của một số bệnh lý đường hô hấp từ viêm mũi dị ứng đến viêm họng hay viêm tai giữa. Nhờ có khả năng quy Tỳ, thận, trừ phong, trừ thấp, trừ hàn, ôn trung nên chúng sở hữu công dụng đa dạng như vậy.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Lấy khoảng 100g ngải cứu đem rửa với nước muối loãng, tiếp đến xay nhuyễn rồi chắt lấy phần dịch.
- Bước 2: Thêm nước bằng với lượng dịch thu được, sau đó có thể thêm chút đường để dễ uống hơn.
- Bước 3: Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có thể sử dụng 1-2 lần/ mỗi ngày.
Ngoài cách dùng trên bạn cũng có thể đun lá ngải cứu để ngâm chân hoặc xông hơi, điều này sẽ giúp bạn mũi của bạn thông thoáng hơn và giúp khí huyết được lưu thông một cách dễ dàng.
Tuy nhiên phương pháp này lại không thích hợp cho phụ nữ có thai dưới 3 tháng.
Cây tầm ma
Cây tầm ma là loại cây rất phổ biến để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng nhờ có khả năng chống viêm, kháng histamin rất hiệu quả. Triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi… của người bệnh được cải thiện khá nhiều khi sử dụng cây tầm ma.
Cách sử dụng
- Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa lá tầm ma khô, 200ml nước sôi và thêm 1 chút mật ong.
- Bước 2: Lấy 1 chiếc ly rồi cho lá tầm khô vào đó, đổ 200ml nước sôi vào hãm trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: sau 15 phút thêm 2 muỗng mật ong nguyên chất vào ly rồi khuấy đều để dung dịch đồng nhất.
- Bước 4: Để nước ấm rồi uống, lặp lại các bước trên 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện bệnh đáng kể.
Ngoài cách dùng trên cây tầm ma cũng được sử dụng nhiều dưới dạng cao lỏng, ngâm rượu hoặc dạng bột. Các cách sử dụng trên có ưu điểm là an toàn, hiệu quả tốt nhưng một số trường hợp sau khi sử dụng có biểu hiện da bị kích ứng và vã nhiều mồ hôi. Do đó khi dụng cây tầm ma dưới dạng dùng trên thì bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để lựa chọn cách dùng hợp lý.
Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng
Gừng cũng là một dược liệu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm khá tốt, khả năng đó chính là nhờ hoạt chất Gingerol có trong gừng. Ngoài ra capsaicin và piperine là những chất đối vận của các receptor histamin do đó sẽ ngăn cản sự kết hợp của các histamin H1 gây ra đáp ứng dị ứng làm tăng nguy cơ bị viêm mũi dị ứng.
Các chuyên gia cũng cho rằng gừng có tác dụng giảm đau, lưu thông khí huyết tốt vì vậy rất thích hợp ngăn ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em.
Cách sử dụng
- Cách 1: Kết hợp gừng với mật ong
Bước 1: Rửa sạch gừng sau đó thái thành các lát gừng mỏng
Bước 2: Cho các lát gừng trên vào đun chung với nước sôi trong 15 phút, rồi cho một chút mật ong vào.
Bước 3: Để ấm sau đó có thể sử dụng nước gừng vừa đun.
Bệnh viêm mũi sẽ dần cải thiện nếu bạn duy trì mỗi ngày 2-3 ly trà gừng mật ong.
Lưu ý:
Cách này không thích hợp với trẻ em dưới 1 tuổi bởi trẻ em rất dễ bị ngộ độc do Clostridium botulinum gây ức chế thu hồi Acetyl cholin. Nếu muốn sử dụng phương pháp này bạn có thể thay thế mật ong bằng đường phèn để hạn chế nguy cơ trên.
- Cách 2: Kết hợp gừng với quế
Lấy 1 củ gừng tươi sau đó xay nhuyễn và lấy 1 miếng quế cho vào 1 ấm nhỏ đem đun sôi trong vòng 20 phút. Sau 20 phút đem hỗn hợp đã đun đem lọc lấy dịch rồi để ấm uống chúng, ngoài ra để tăng hiệu quả điều trị bạn có thể kết hợp thêm với mật ong hoặc nước cốt chanh.
- Cách 3: Kết hợp gừng với hành khô và giấm
Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, 20 gam hành khô, 300ml nước lọc và 1 ít giấm ăn.
Bước 1: Lấy hành khô và gừng đem rửa sạch sau đó loại bỏ vỏ rồi giã nát gừng với hành.
Bước 2: Lấy hỗn hợp trên đem đun với 300ml nước sôi, sau đó cho thêm 1 chút giấm ăn vào.
Bước 3: Sau khi vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý rồi lấy hỗn hợp vừa đun đem xông mũi.
Làm như vậy mỗi ngày 2-3 lần triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng sẽ giảm bớt đáng kể.
Dùng cây giao
Cây giao được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau có thể kể đến như cây xương cá, cây san hô xanh, cây xương khô, cây nọc rắn, cây quỳnh…Trong y học cổ truyền ghi chép chúng có vị chua, cay nồng, tính mát, hơi độc do đó có khả năng giải nhiệt, thanh lọc, tiêu viêm, sát trùng. Hiện nay theo như kết quả phân tích được mủ của cây giao có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và kháng virus, đào thải dịch nhầy như polyphenol, togliane, isoeuphoro…do đó chúng rất thích hợp để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
Cách sử dụng
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 15-20 cây giao sau đó đặt các cành vào sát miệng ấm rồi cắt thành từng đoạn 3-4 cm.
- Bước 2: Lấy nước đổ vào ấm sao cho ngang với lượng cây giao và đun sôi chúng trong khoảng 15-20 phút.
- Bước 3: Lấy một tờ giấy cứng như tờ lịch dài khoảng 40-50cm gấp tròn thành hình dạng giống ống nhòm rồi đặt đầu to vào miệng ấm, đầu nhỏ cho lên mũi.
- Bước 4: Xông mũi trong vòng 15 phút sẽ giúp mũi bạn thông thoáng hơn.
Thực hiện như vậy mỗi ngày 2 lần, nhưng ở lần thứ 2 bạn chỉ cần thêm nước vào đun tiếp không cần cho thêm giao.
Lưu ý khi sử dụng
Khi cắt cây giao bạn cần đeo kính và mặc đồ bảo hộ da bởi mủ cây giao có chứa diterpenoid có thể gây bỏng da và mắt của bạn khi tiếp xúc.
Mặc dù hiệu quả để điều trị bệnh khá tốt nhưng nếu sử dụng quá nhiều giao trong mỗi lần xông mũi có thể gây kích thích trung tâm nôn gây hiện tượng nôn mửa.
Phương pháp này không thích hợp cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú hay trẻ nhỏ vì chúng không an toàn đối với họ.
Những người đang sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc có bản chất tương tự như hormon, thuốc ho, thuốc chống co giật bị chống chỉ định với phương pháp này
Xông hơi tinh dầu
Có thể bạn chưa biết nhiều loại tinh dầu có khả năng chống viêm rất tốt như tinh dầu chanh, sả hay tràm trà. Không những thế tinh dầu hầu hết có mùi thơm rất dễ chịu sẽ làm cho mũi của bạn trở nên dễ chịu, thông thoáng hơn nhiều. Do đó dùng tinh dầu là một trong những phương pháp rất hiệu quả để điều trị viêm mũi dị ứng.
Cách thực hiện
- Bước 1: Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý 0.9%.
- Bước 2: Lấy 1 lượng nhỏ tinh dầu cho vào một bát nước sôi sau đó chùm khăn kín đầu và hít thở đều để tinh dầu đi vào mũi.
Làm như vậy mỗi ngày 1-2 lần sẽ giảm được các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi… của bệnh.
Lưu ý
Tinh dầu rất dễ bị pha trộn thêm tạp chất để làm giả tinh dầu như ethanol, glycerin, nước, chất béo…do đó bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi đặt mua nhé!
Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây hoa ngũ sắc
Có thể rất nhiều độc giả đã từng nghe đến chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc rồi phải không nào? Theo phân tích thành phần của hoa ngũ sắc có rất nhiều hoạt chất là tinh dầu, flavonoid, coumarin có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, khai khứu, chống dị ứng rất tốt. Do đó nhiều nhà khoa học, công ty dược đã vận dụng công dụng này của chúng để làm ra các chế phẩm nhỏ mũi, xịt mũi để trị viêm mũi dị ứng. Có thể kể đến một số chế phẩm xuất hiện trên thị trường như thuốc nhỏ mũi Flanos, Agerhinin (được phát triển bởi Viện dược liệu)…
Cách sử dụng
Chuẩn bị khoảng 10-15 cây hoa ngũ sắc hoa tím cao khoảng 30-50cm sau đó loại sạch sẽ lấy hoa và thân.
Đen rửa sạch phần hoa và thân trên rồi để ráo nước sau đó cắt thành từng khúc nhỏ rồi xay nhuyễn chúng.
Lấy phần đã xay nhuyễn đem chắt lấy dịch để thoa vào niêm mạc mũi trong khoảng 15 phút sau đó dùng nước rửa sạch mũi.
Tuy nhiên trong quá trình thoa vào mũi có thể hơi rát do kích thích dây thần kinh số V tuy nhiên điều này không đáng ngại bởi chúng sẽ biến mất sau một lúc.
Lá hoa xuyến chi
Lá hoa xuyến chi có chứa rất nhiều thành phần có khả năng sát trùng tiêu độc, chống viêm giảm sưng như sắt, magie, mangan, acetone… do đó dùng lá hoa xuyến chi giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng rất tốt.
Cách thực hiện
- Bước 1: Lấy khoảng 1 nắm lá hoa xuyến chi đem rửa sạch với nước muối loãng rồi đem rửa lại qua nước sạch rồi để khô cho ráo nước.
- Bước 2: Lấy lá đã được rửa sạch đem giã nhỏ rồi đem đi lọc lấy dịch.
- Bước 3: Dùng nước muối sinh lý 0.9% để rửa sạch mũi sau đó dùng tăm bông sạch thấm dịch lọc lá hoa xuyến chi rồi nhỏ vào mũi rồi để yên trong 10-15 phút.
- Bước 4: Làm tương tự như bước 3 với bên mũi còn lại.
Thực hiện như vậy mỗi ngày 2 lần sẽ giúp làm thuyên giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Nghệ
Giống như gừng nghệ không chỉ dùng để làm gia vị thức ăn mà còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý đường hô hấp trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng. Đặc biệt hàm lượng curcuminosid trong nghệ khá cao có khả năng chống viêm rất tốt. Sử dụng nghệ để điều trị viêm mũi dị ứng sẽ giúp giảm được các triệu chứng hắt hơi, đau nhức mũi, nghẹt mũi, ho, chảy nước mũi…
Cách thực hiện
- Cách 1: Sử dụng nghệ tươi
Lấy 1 củ gừng tươi đem rửa sạch sau đó đem loại sạch vỏ, rồi xay nhuyễn rồi lọc lấy dịch.
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ mũi, rồi dùng tăm bông thấm dịch lọc nghệ đem nhỏ vào mũi trong vòng 10-15 phút, làm tương tự các bước trên với bên mũi còn lại.
- Cách 2: Sử dụng bột nghệ kết hợp với mật ong
Lấy ½ muỗng cafe bột nghệ và ½ muỗng cafe mật ong đem trộn đều với nhau, sau đó lấy hỗn hợp trên cho vào miệng ngậm lại rồi nuốt chậm trong vòng 15 phút.
Thực hiện như vậy mỗi ngày 2-3 lần sẽ giúp triệu chứng viêm mũi dị ứng được thuyên giảm.
Dùng cây cà gai
Cây cà gai hay còn gọi là cà độc dược (Solanum procumbens) họ Solanaceae, trong cây cà độc dược chứa nhiều alkaloid, glycoalkaloid… có khả năng chống viêm rất tốt. Ngoài công dụng sử dụng cây cà gai leo để điều trị viêm mũi dị ứng thì cây cà gai leo còn được sử dụng để làm chậm sự tiến triển của quá trình xơ gan, kìm hãm sự phát triển của virus gây viêm gan.
Cây cà gai leo hiện nay đã được đưa vào nhiều đề tài nghiên cứu để điều trị bệnh. Nhiều nghiên cứu trên lâm sàng trên các tình nguyện viên chỉ ra lợi ích khi sử dụng cà độc dược để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hay viêm gan, xơ gan.
Cách thực hiện
Chuẩn bị một ít cà gai leo khô đem đốt sau đó hít lượng khói bốc lên bằng mũi và thở ra bằng miệng trong khoảng 5 phút.
Thực hiện như vậy mỗi ngày 2 lần cho đến khi triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng giảm.
Những lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Đối với trẻ em thì không nên áp dụng phương pháp chiết xuất dung dịch và thoa trực tiếp vào niêm mạc mũi bởi niêm mạc và da của trẻ rất mỏng nên dễ gây kích ứng. Đối với trẻ nhỏ thì đường dùng thích hợp nhất là sử dụng theo đường uống bởi chúng ít độc, lành tính, ít khi gây kích ứng.
Việc sử dụng các dược liệu có từ tự nhiên có hiệu quả điều trị tốt với những người bị viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ, không thích hợp với những người bị ở mức độ nặng. Ngoài ra một số loại dược liệu còn có độc tính tự nhiên nên cần hết sức cẩn thận trong quá trình bào chế.
Khi sử dụng bạn cũng cần chú ý liều lượng tuyệt đối không được làm dụng bởi nếu lạm dụng có thể gây tác dụng phụ cho người sử dụng, không nên áp dụng theo kinh nghiệm của người khác.
Quy trình bào chế cũng hết sức quan trọng bởi nếu quy trình bào chế sai hướng dẫn sẽ làm cho dược liệu bị mất hoạt tính hoặc hiệu quả điều trị kém đi. Do vậy, trước khi sử dụng cần phải tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng các nguyên liệu từ thảo dược sao cho hoạt chất không bị mất đi quá nhiều.
Với các đối tượng khác nhau thì hiệu quả điều trị cũng khác nhau do đó khi sử dụng các phương pháp trên nếu hiệu quả điều trị không cao thì hãy chuyển sang phương pháp khác để điều trị. Thời gian điều trị cũng nên duy trì trong vòng 3-5 ngày để có được tác dụng điều trị.
Bệnh viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến biến chứng viêm xoang bởi tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi tạo điều kiện rất tốt cho các vi sinh vật phát triển. Nếu trong quá trình điều trị bằng phương pháp dân gian không có hiệu quả trong vòng 2 tuần thì bạn hãy ngừng sử dụng và chuyển sang phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài cách sử dụng các phương pháp điều trị phương pháp trên bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin hay thuốc nhỏ mũi để điều trị bệnh.