Bệnh viêm xoang: Phân loại, triệu chứng & phác đồ điều trị

0
1110
Bệnh viêm xoang
Hình ảnh minh họa: Bệnh viêm xoang

Viêm xoang là bệnh gì?

Bệnh viêm xoang hay còn được gọi chung là viêm mũi xoang. Đây là một bệnh lý rất dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam. Viêm xoang là một tình trạng viêm nhiễm tại lớp niêm mạc đường hô hấp trong các xoang cạnh mũi. Nói cách khác đây là tình trạng phù nề dẫn đến tăng tiết nhầy ở niêm mạc các xoang bởi vì một vài nguyên nhân nào đó gây ra tình trạng tắc nghẽn xoang.

Các loại viêm xoang

Nếu bệnh lý diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn sau đó khỏi trong vòng 4 tuần thì người ta gọi là viêm xoang cấp tính.

Còn nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách, dẫn đến các triệu chứng dai dẳng kéo dài trên 3 tháng thì được gọi là viêm xoang mãn tính.

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang mũi có thể được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây nên viêm xoang:

Viêm xoang do vi khuẩn trong khoang mũi
Viêm xoang do vi khuẩn trong khoang mũi

Viêm xoang do vi khuẩn trong khoang mũi: Các vi khuẩn cư trú trong khoang mũi sẽ khiến mũi bị viêm nhiễm kết hợp với việc ứ đọng tạo thành chất nhầy. Dần dần việc tích tụ số lượng nhiều chất nhầy gây ra cản trở việc khí lưu thông. Nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài sẽ gây ra bệnh viêm xoang.

Viêm xoang có thể xuất phát từ việc nhiễm virus đặc biệt là cảm lạnh thông thường hoặc mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng.

Một nguyên nhân khác có thể gây ra viêm xoang đó là sức đề kháng yếu hoặc mắc một số bệnh toàn thân làm giảm sức đề kháng của cơ thể như xơ nang. Những bệnh nhân sức đề kháng yếu không có khả năng đề kháng lại các vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Khi đó tình trạng tổn thương niêm mạc đường hô hấp gây ra các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang.

Viêm xoang có thể do nguyên nhân từ việc tổn thương lớp niêm mạc (thuộc về giải phẫu) sau một chấn thương nào đó ví dụ như vẹo vách ngăn, xuất hiện các khối u ở vòm họng, bóng sàng, VA quá phát hay bóng khí cuốn giữa,…

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra viêm xoang như dị ứng với một số tác nhân hay còn gọi là dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá, các thực phẩm gây kích ứng dẫn đến tác động lên lớp niêm mạc gây phù nề, bít tắc lỗ xoang và lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng hình thành bệnh viêm xoang.

Triệu chứng của bệnh viêm xoang

Viêm xoang cấp tính

Các biểu hiện của viêm xoang cấp tính thường mắc phải ở bệnh nhân ăn bao gồm:

Đau và nhức ở vùng mặt
Đau và nhức ở vùng mặt
  • Sốt nhẹ không cao kèm theo mệt mỏi cơ thể.
  • Đau và nhức ở vùng mặt. Đau thường xuất hiện theo từng cơn. Vị trí đau rất khác nhau và tùy vào từng loại viêm xoang. Chẳng hạn nếu bạn bị viêm xoang hàm thì vị trí đau là má, còn nếu viêm xoang bướm thì sẽ đau ở trong đầu và sau gáy. Bệnh nhân viêm xoang sàng trước đau ở vị trí giữa hai mắt, còn viêm xoang trán sẽ đau ở vùng giữa lông mày. Chung quy bệnh nhân sẽ có cảm giác nặng mặt đặc biệt ở hai bên má, trán hoặc thái dương. Đây có thể coi là những biểu hiện điển hình và phổ biến nhất của viêm xoang.
  • Ngoài ra bệnh nhân có thể chảy dịch ở mũi. Đặc điểm của dịch là đặc, quánh, màu vàng hoặc xanh, có thể mùi hôi hoặc không.
  • Bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng sổ mũi nghẹt mũi khó thở. Bệnh nhân thường nằm vào buổi tối thì tình trạng nhiều nghẹt mũi sẽ tăng lên và nếu kéo dài thì việc nghẹt mũi sẽ dẫn đến tình trạng giảm khứu giác.
  • Một số triệu chứng không điển hình khác như đau tai, ù tai, nhức đầu, ho, mệt mỏi, sốt,…

Viêm xoang mãn tính

Viêm xoang mãn tính thường có ít nhất 2 trong số 4 triệu chứng sau đây:

  • Đường hô hấp có dịch nhầy màu đục chảy ra từ mũi hoặc đường sau họng
  • Nên cảm thấy đau nhức sưng nề ở vùng quanh mắt mũi và trán
  • Cảm thấy tắc nghẽn ở trong mũi hoặc có thể xung huyết gây ra tình trạng khó thở
  • Khứu giác bệnh nhân bị suy giảm đặc biệt ở người trưởng thành hoặc có thể ho ở trẻ em.
  • Ngoài ra có một số triệu chứng không điển hình khác của viêm xoang mãn tính như đau tai, đau ở hàm trên và răng, đau họng,…

Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm xoang

Chẩn đoán cận lâm sàng

Đối với trường hợp viêm mũi xoang mạn tính có thể chẩn đoán cận lâm sàng thông qua:

  • Phim X-quang thông thường (tuy nhiên hình ảnh không rõ và thường ít sử dụng) cho thấy hình mờ đều hoặc không đều cách xoang kèm theo vách ngăn giữa các xoang sàng không thấy rõ và hình ảnh dày niêm mạc xoang.
  • Ngoài ra còn một biện pháp nữa là phim CT Scan cho hình ảnh mờ các xoang. Có thể có có các cấu trúc giải phẫu bất thường như vẹo lệch vách ngăn hoặc cuốn giữa đảo chiều hay bóng hơi cuốn giữa,…

Đối với viêm xoang cấp tính có thể được chẩn đoán thông qua cận lâm sàng bằng cách:

  • Chẩn đoán thông qua hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi là CT scanner là một phương pháp hiện tại đang được lựa chọn trong chẩn đoán viêm mũi xoang. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán hình ảnh viêm xoang cấp tính do nhiễm khuẩn sẽ không thấy rõ ràng trừ khi xuất hiện biến chứng.

Ngoài ra còn có kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI. Tuy nhiên kỹ thuật này ít được thực hiện hơn CT scanner vì phương pháp này không tạo được hình ảnh rõ ràng, chụp cộng hưởng từ thông thường sẽ có thể giúp ta chẩn đoán phân biệt được dịch nhầy đọng lại trong xoang với các khối u của những nhu mô khác dựa vào mức độ đậm của tín hiệu mà điều này có thể không phân biệt được khi chẩn đoán bằng phim CT scanner. Do đó chụp cộng hưởng từ vẫn rất có giá trị trong phân biệt xoang có khối u và xoang có ứ đọng dịch.

Chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán viêm xoang
Chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán viêm xoang
  • Ngoài chẩn đoán hình ảnh viêm mũi xoang cấp có thể được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm. Tuy nhiên các xét nghiệm không thực sự có nhiều giá trị trong việc đánh giá viêm mũi xoang cấp. Mặc dù vậy với một số trường hợp đặc biệt ta vẫn cần phải tiến hành một số các xét nghiệm để có thể đánh giá được tình trạng suy giảm miễn dịch, bệnh tự miễn hoặc HIV,…

Khai thác triệu chứng

Các triệu chứng lâm sàng cần nghĩ tới trong trường hợp viêm xoang cấp tính do vi khuẩn là khi viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus sau 5 đến 7 ngày mà triệu chứng ngày càng xấu đi hoặc triệu chứng dai dẳng kéo dài hơn 10 ngày mà vẫn chưa khỏi bệnh mặc dù trước đó có tiến triển.

Các triệu chứng giúp chẩn đoán viêm mũi xoang cấp tính gồm có:

  • Các triệu chứng chính như cảm giác đau và nhức vùng mặt; tình trạng sưng phù nề vùng mặt; tắc nghẹt mũi; chảy nước mũi hoặc dịch mũi thay màu hoặc xuất hiện mủ; khả năng ngửi kém hoặc không thể ngửi thấy mùi; xuất hiện mủ trong hốc mũi, sốt kèm theo.
  • Cách chữa chứng kèm theo như đau đầu, nhức đầu, hơi thở hôi, cảm giác mệt mỏi, đau nhức vùng răng, ho, hoặc đau nhức ở tai.

Để chẩn đoán xác định viêm xoang mãn tính dựa trên các triệu chứng lâm sàng như sau: Bệnh nhân có cảm giác tắc nghẹt mũi thường xuyên, thường xì mũi hoặc khạc mủ nhày hoặc mủ đặc thường xuyên; cảm giác nhức và đau tại vùng mặt, mất khả năng ngửi mùi, có thể kèm theo nhức đầu, ho nhiều, mệt mỏi, và hơi thở hôi. Các triệu chứng cơ năng trên kéo dài dai dẳng trong vòng trên 3 tháng.

Bệnh viêm xoang có chữa khỏi được không?

Viêm xoang là một bệnh lý nguy hiểm và mất nhiều thời gian trong việc điều trị cũng như công sức của người bệnh. Tuy nhiên theo các bác sĩ cho rằng viêm mũi xoang không do nguyên nhân dị ứng là một bệnh thường gặp và có thể điều trị dứt điểm nếu như điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra không phải tất cả các trường hợp viêm mũi xanh đều cần phẫu thuật. Các chỉ định phẫu thuật xoang chỉ được chỉ định khi viêm xoang mãn tính do nguyên nhân như các khối u như u xương, u nhú ngược gây ra chèn ép tắc các lỗ thông xoang; viêm xoang do nguyên nhân là sự thay đổi cấu trúc giải phẫu dẫn đến hẹp và tắc dẫn lưu xoang; trường hợp viêm xoang do nấm hoặc viêm xoang mạn do không đáp ứng các điều trị nội khoa.

Bệnh viêm xoang có nguy hiểm không?

Khi bệnh nhân bị viêm xoang cấp tính nếu không điều trị một cách dứt điểm và hoàn toàn trong thời gian sớm nhất có thể thì rất có khả năng sẽ gây ra viêm xoang mãn tính và gây ra các biến chứng. Khi bệnh xuất hiện biến chứng thì viêm xoang thường trở nên nặng hơn và có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Biến chứng do viêm xoang thường gặp nhất là nhiễm trùng ở mắt với tỷ lệ cao, trong số đó có một tỷ lệ không nhỏ sẽ bị mù mắt. Nguyên nhân là do viêm xoang sàng, một số ít là do viêm xoang hàm hoặc viêm xoang trán. Cơ chế của quá trình nhiễm trùng ở mắt là do viêm nhiễm lan tỏa hoặc theo đường mạch máu từ xoang đến hốc mắt từ đó gây ra biến chứng ở mắt.

Bên cạnh đó bệnh nhân cũng có thể bị viêm mô liên kết quanh mắt. Đây là một biến chứng hay gặp trong các trường hợp bệnh nhân bị viêm xoang cấp tính. Biểu hiện của viêm mô liên kết mạc mắt đó là bệnh nhân thường đau và nhức ở vùng mắt một cách dữ dội, có lúc cơn đau xuyên lên đến đỉnh đầu. Mí mắt của bệnh nhân bị sưng do mủ tích tụ trong các hốc mắt.

Viêm xoang còn có thể gây ra viêm và áp xe ở mí mắt hoặc túi lệ. Viêm xoang cũng có thể gây ra viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng hoặc viêm tắc tĩnh mạch hay áp xe não,… Đây là các biến chứng có liên quan đến màng não, thường ít gặp nhưng nếu gặp thì vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

Cách nhận biết đó là hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng như tăng áp lực nội sọ biểu hiện bởi nhức đầu, đau đầu, tăng phản xạ ánh sáng, buồn nôn, nôn, cứng cổ, sốt cao. Mặc dù vậy có những lúc các triệu chứng chỉ là triệu chứng không điển hình và mờ nhạt như xuất hiện tổn thương tại thùy trán.

Cách điều trị bệnh viêm xoang

Thuốc điều trị viêm xoang

Bệnh viêm xoang cấp thường được điều trị với phương pháp nội khoa bao gồm các giải pháp như sử dụng thuốc, dùng bình xịt để rửa mũi kết hợp với phương pháp chăm sóc tại nhà.

  • Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong các phác đồ điều trị bệnh viêm xoang với những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. Tùy vào độ tuổi của bệnh nhân cũng như mức độ nặng nhiễm trùng và các nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh cũng như liều và thời gian sử dụng khác nhau thích hợp với từng bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân viêm xoang ở mức độ nhẹ đến trung bình, trong vòng 4 đến 6 tuần gần đây bệnh nhân không có sử dụng bất cứ một loại thuốc kháng sinh nào thì khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định một trong các thuốc sau: Clavulanate/Amoxicillin, Cefuroxime , Cefpodoxime, Cefdinir. Nếu người bệnh có tiền sử Dị ứng beta lactam thay thế bằng loại thuốc Doxycyclin hoặc Macrolid đối với người trưởng thành và Macrolid cho trẻ em.

Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng ở mức độ trung bình và trong vòng 5 tuần gần đây có sử dụng kháng sinh thì nên kê Amoxicillin/ Clavulanate hoặc Quinolon hoặc Ceftriaxon.

Corticoid thường được dùng trong các trường hợp viêm xoang nặng
Corticoid thường được dùng trong các trường hợp viêm xoang nặng
  • Corticoid đường uống (OCS): Thuốc corticosteroid đường toàn thân thường được dùng trong các trường hợp viêm xoang nặng hoặc viêm xoang không đáp ứng với thuốc dạng xịt (ICS). Sử dụng Corticoid đường uống có thể gây tác dụng không mong muốn toàn thân như ức chế miễn dịch do đó OCS thường được chỉ định trong trường hợp điều trị ngắn hạn dưới sự kiểm soát và theo dõi của bác sĩ.

Một số thuốc thuộc nhóm Corticoid đường uống thường được sử dụng theo phác đồ điều trị tại viêm xoang như Prednisolon, Methylprednisolon, dexamethason,…

  • Thuốc làm tan đờm nhầy: Thuốc long đờm Guaifenesin thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Cơ chế hoạt động của thuốc thông qua khả năng làm tan đờm nhầy, từ đó tăng cường dẫn lưu xoang và làm thông thoáng mũi, giúp người bệnh thở dễ hơn.
  • Các thuốc kháng Histamin được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị viêm xoang dị ứng. Thuốc kháng Histamin có tác dụng ức chế sự giải phóng Histamin- một chất trung gian hóa học có trong phản ứng viêm. Từ đó ngăn ngừa phản ứng dị ứng xảy ra cũng như làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Một số thuốc kháng Histamin thường được chỉ định trong các phác đồ điều trị viêm xoang cấp tính như Loratadin, Desloratadine hoặc Fexofenadine. Tuy nhiên nhược điểm của thuốc kháng Histamin đó là tác dụng an thần từ đó sẽ gây buồn ngủ hoặc tác dụng làm tăng độ đặc quánh của đờm nhầy từ đó có thể gây ảnh hưởng đến sự dẫn lưu xoang. Do đó khi chỉ định kháng Histamin cần kê thêm thuốc thông mũi để giảm thiểu tối đa tình trạng nghẹt mũi do kháng Histamin.

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Những thuốc giảm đau hạ sốt thường được kê trong các trường hợp bệnh nhân bị đau đầu, nhức đầu, nhức mũi hoặc có dấu hiệu nóng sốt trên 38 độ C. Đại diện của thuốc giảm đau hạ sốt gồm có Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Naproxen. Các thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng lặp lại sau mỗi 4 giờ nếu bệnh nhân có dấu hiệu sốt trở lại. Ngưng uống thuốc khi không còn đau và hết sốt.
  • Thuốc co mạch thuốc chống sung huyết mũi: Những thuốc này bao gồm Oxymetazoline hay Xylometazoline có công dụng giảm xung huyết mũi và giảm phù nề niêm mạc, cũng như giúp thông thoáng đường thở.

Chữa viêm xoang bằng thuốc Nam

Ngoài việc dùng kháng sinh để điều trị bệnh viêm xoang người bệnh có thể sử dụng ngay các bài thuốc chữa viêm xoang bằng thuốc Nam một cách hiệu quả để làm giảm triệu chứng của bệnh mà không lo lắng tác dụng không mong muốn khi sử dụng kéo dài.

  • Kim ngân hoa: Theo y học Phương Đông kim ngân hoa có tính hàn và có vị ngọt. Vị thuốc có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, thường được sử dụng để chữa viêm xoang.
Kim ngân có tác dụng chữa viêm xoang
Kim ngân có tác dụng chữa viêm xoang

Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng đã chỉ ra được rằng hoạt chất có trong kim ngân hoa có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Ngoài ra các hoạt chất này còn có tác dụng chống viêm, thanh nhiệt giải độc, làm giảm bài tiết nhày, giảm viêm, giảm phù nề từ đó giảm tình trạng các lỗ thông xoang, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Đối với viêm xoang cấp tính có thể sử dụng 16 g Kim ngân hoa kết hợp với 8g Chi tử, 16g Ngư tinh thảo, 12 gam Mạch môn, 16 gam Ké đầu ngựa. Sắp 1 thang /ngày và chia thuốc để uống trong ngày; uống liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm thì ngừng.

Đối với viêm xoang mãn tính có thể dùng 16 g Kim ngân hoa, 16g Sinh địa, 8g Trần bì, 16g Ké đầu ngựa, 12G Huyền Sâm, 12 gam Đan bì, 12g Mạch môn, 12g Hoàng Cầm để sắc lấy nước uống. Cũng sử dụng cho đến khi bệnh thuyên giảm rồi dừng.

  • Cây ké đầu ngựa: Trong y học Trung Quốc cây ké đầu ngựa thường được dùng để sắc lấy nước trong điều trị bệnh bướu cổ và một số bệnh khác. Sách đông y gọi đây là vị thuốc Tân ôn giải biểu, có tác dụng giải cảm và điều trị các chứng do ngoại tà xâm nhập vào bên trong gây ra.

Ké đầu ngựa còn là một vị thuốc có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Theo các nghiên cứu, thành phần trong Ké đầu ngựa bao gồm chất béo, Iot, Alkaloid, Saponin có tác dụng giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn từ đó giúp hỗ trợ điều trị chứng viêm xoang.

Cách dùng: Dùng 8 gam quả Ké đầu ngựa, 30g Bạch chỉ, 1,5 g Bạc hà và 15 gam Di tân nghiền thành bột mịn và trộn đều với nhau. Dùng để hòa với nước ấm rồi uống sau mỗi bữa ăn.

  • Cây cứt lợn: Theo y học cổ truyền cây cứt lợn có vị đắng, tính mát và có tác dụng giải độc, cầm máu, thanh nhiệt cơ thể và giảm sưng. Cây cứt lợn còn được dùng để làm thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm, ngừa phù nề trong các bệnh như viêm xoang cấp hoặc mãn tính.

Cách dùng: Dùng một nắm lá cây cứt lợn đem rửa sạch và ngâm với nước muối, rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Để ráo nước rồi giã nát. Sau đó vắt lấy nước rồi dùng bông thấm dung dịch thuốc nhét vào mũi.

Cây cứt lợn làm giảm triệu chứng viêm xoang
Cây cứt lợn làm giảm triệu chứng viêm xoang
  • Rau diếp cá: Rau diếp cá có tính kháng khuẩn và chống viêm cao. Ngoài ra rau diếp cá còn có tác dụng tăng sức đề kháng. Bệnh nhân có thể dùng lá diếp cá phối hợp với một số vị thuốc Nam khác để chữa viêm xoang giúp nhanh giảm các triệu chứng nghẹt mũi, nước mũi chảy do viêm xoang gây ra.

Cách dùng: dùng một nắm lá diếp cá rửa sạch nhiều lần với nước sạch rồi ngâm với nước muối. Sau đó xả lại bằng nước lạnh, rồi để ráo. Sau đó giã nát rau diếp cá và vắt lấy nước cốt cho vào một lọ. Mỗi ngày nhỏ 2 đến 3 giọt vào mũi sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do viêm xoang.

  • Lá lốt: Nghiên cứu của bộ môn trường Đại học Dược Hà Nội trong là lớp có chứa một lượng lớn các tinh dầu và hóa chất Như Piperidine, Piperin có công dụng tốt trong kháng viêm và kháng khuẩn. Ngoài ra theo các nghiên cứu của Viện Y Học Dân Tộc về tính kháng khuẩn của lá lốt đã cho rằng trong lá lốt có chứa các thành phần hóa học có tác dụng mạnh với các vi khuẩn như pneumoniae, Salmonella, Staphylococcus,…

Cách dùng: Dùng một đến hai lá lốt đem rửa sạch và ngâm với nước muối, sau đó vò nát và nhét vào lỗ mũi. Thực hiện đều đặn 1 đến 2 lần một ngày sẽ giúp các triệu chứng viêm xoang được cải thiện.

Phẫu thuật chữa viêm xoang

  • Nội soi thường được chỉ định trong các trường hợp viêm xoang mãn tính. Để thực hiện nội soi mũi xoang cần phải dựa trên một số các yếu tố như sau: Thấy rõ được vị trí lỗ thông mũi xoang có biểu hiện bất thường làm tắc nghẽn cản trở sự dẫn lưu xoang; Vị trí chít hẹp lỗ ngạch; Tổn thương niêm mạc mũi nghiêm trọng không phục hồi; Giảm dẫn lưu dịch xoang do mất chức năng hệ thống lông chuyển.

Với phương pháp phẫu thuật mũi xanh bằng nội soi, người bệnh sẽ ít bị mất máu và có thời gian hồi phục nhanh hơn, cũng như không kéo dài thời gian nằm viện.

  • Phẫu thuật xoang mở: Phẫu thuật xong mở thường được áp dụng đó là phương pháp Caldwel-Luc. Bằng cách mở xoang bị bệnh rồi điều chỉnh lại vách ngăn mũi bị sẹo. Sau đó làm sinh thiết xoang cùng với việc tiến hành mở lỗ dẫn lưu từ xoang bị bệnh đến hốc mũi.
Phẫu thuật chữa viêm xoang
Minh họa: Phẫu thuật chữa viêm xoang

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm xoang

Viêm xoang nên ăn gì?

Bệnh nhân xoang mũi nên uống nhiều nước. Các chuyên gia cho rằng bệnh nhân xoang mũi cần phải uống đủ 2 lít nước một ngày. Việc uống nhiều nước và đủ nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy ở mũi từ giúp thuận lợi cho việc lưu thông trong mũi.

Người bệnh viêm xoang nên uống đủ 2l nước mỗi ngày
Người bệnh viêm xoang nên uống đủ 2l nước mỗi ngày

Bệnh nhân viêm xoang cũng cần tăng cường bổ sung các loại thức ăn có nhiều kẽm trong chế độ ăn của mình. Nếu người bệnh không bị dị ứng hải sản thì cần phải bổ sung một số món như nghêu, sò. Còn nếu bệnh nhân bị dị ứng hải sản thì có thể sử dụng đậu phộng, hạt bí,…

Ngoài ra bệnh nhân cũng cần phải bổ sung một số loại cá biển chứa nhiều chất dầu béo Omega 3 như cá hồi, cá nục,… Omega 3 là một chất cạnh tranh với các tác nhân thúc đẩy phản ứng viêm ở đường hô hấp nên chúng rất có lợi đối với bệnh nhân viêm xoang.

Các thực phẩm như dâu tây, gừng, hành cũng cần được bổ sung cho bệnh nhân viêm xoang để tạo ra các kháng sinh tự nhiên trong cơ thể. Ngoài ra một số thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, chanh; giàu vitamin A như khoai tây, đu đủ và đậu nành giàu Canxi cũng rất tốt cho các bệnh nhân bị viêm xoang.

Viêm xoang mũi không nên ăn gì?

Viêm xoang mũi không nên ăn gì?
Viêm xoang mũi không nên ăn gì?

Bệnh nhân viêm xoang không nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa hoặc trực tiếp sữa. Sở dĩ như vậy là bởi vì các thực phẩm được chế biến từ sữa có thể làm tăng lượng chất nhầy trong mũi, gây tắc nghẽn, giảm lưu thông. Ngoài ra chất nhầy đặc quánh trong rãnh xoang có thể gây ảnh hưởng tới sự lưu thông và là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Bệnh nhân viêm xoang cũng không nên ăn các đồ ăn cay vì chúng có thể gây ợ nóng hoặc trào ngược acid từ dạ dày lên cổ họng làm ảnh hưởng đến mũi, tai, họng.

Cà phê, nước uống có cồn như bia, rượu cũng không nên được sử dụng ở bệnh nhân viêm xoang. Nguyên nhân vì chúng có thể làm mất nước trong cơ thể khiến cho chất nhầy trong mũi có đặc lại. Ngoài ra cà phê còn có thể gây ra chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Hơn thế nữa, bệnh nhân viêm xoang cũng nên tránh các thức ăn gây dị ứng trước đó hoặc các đồ uống quá lạnh và tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.

Cuối cùng một chế độ dinh dưỡng thích hợp là yếu tố rất cần thiết đối với người bị bệnh viêm xoang. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần phải từ bỏ các thói quen không tốt như ăn tối quá muộn. Vì nếu ăn quá muộn hoặc ăn khuya sẽ dẫn đến nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản khiến cho các chất trong dạ dày có thể đẩy ngược lên khoang mũi bao gồm cả acid, làm tăng tình trạng viêm sưng.

Những điều cần lưu ý để tránh viêm xoang tái phát

Để phòng ngừa tái phát viêm xoang bệnh nhân cần lưu ý các đặc điểm sau:

  • Cần giữ ấm đặc biệt trong mùa lạnh nhất là vùng cổ, ngực và mũi.
  • Đeo khẩu trang hoạt tính khi ra ngoài đường sẽ giúp giữ ấm vùng mũi đồng thời hạn chế tối đa sự xâm nhập của bụi và vi khuẩn hoại môi trường
  • Không được tắm nước lạnh mà phải tắm nước nóng. Không nên tắm quá lâu và phải tắm trong bồn tắm kín gió.
  • Cần vệ sinh miệng họng hàng ngày như đánh răng và súc miệng trước cũng như sau khi ngủ dậy và sau mỗi bữa ăn để tránh bị viêm họng dẫn đến tái phát viêm xoang.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh để giảm thiểu khói bụi và vi khuẩn.
  • Thực hiện việc tập luyện thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn uống hợp lý lành mạnh.
  • Đối với những bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá từ trước cần bỏ hút thuốc lá để bảo vệ hệ hô hấp cũng như xoang mũi bởi thuốc lá có thể gây kích ứng xoang. Bệnh nhân không hút thuốc lá nhưng đã từng phơi nhiễm với thuốc lá bị động cũng cần tránh hít khói thuốc thụ động.

Bà bầu bị viêm xoang nên làm gì?

Viêm xoang là bệnh gặp nhiều ở nước ta đặc biệt là ở phụ nữ có thai bởi vì sức đề kháng của họ sẽ yếu hơn so với bình thường. Sức đề kháng yếu sẽ dễ có nguy cơ bị tấn công bởi các vi khuẩn virus gây ra viêm xoang.

Theo các nghiên cứu bệnh viêm xoang thường không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên thai phụ cũng không nên sử dụng các thuốc điều trị viêm xoang bởi vì trong đó các thành phần có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và toàn vẹn của thai nhi trong bụng.

Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân bị viêm xoang nặng vẫn cần phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đối với những trường hợp như vậy bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ. Các thuốc không được sử dụng trong điều trị viêm xoang ở phụ nữ có thai là Ibuprofen, Aspirin… Bà bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài để điều trị nếu chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ.

Dưới đây là một số mẹo dành cho bà bầu trong việc điều trị viêm xoang mà không dùng đến thuốc:

Uống đủ nước và ăn uống hợp lý

Trong thời gian mang bầu bà bầu nên chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống thích hợp để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra cần chú ý một số thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm xoang như các thức ăn dạng lỏng như cháo hoặc súp… Trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể đồng thời giúp thải độc, thúc đẩy các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, làm cho dịch nhầy ở vùng mũi loãng ra. Đặc biệt bệnh nhân cần uống nước ấm hoặc các nước có giàu vitamin.

Xông hơi với các loại thảo dược

Xông hơi với các loại thảo dược có tác dụng làm thông thoáng vùng mũi
Xông hơi với các loại thảo dược có tác dụng làm thông thoáng vùng mũi

Xông hơi vừa giúp giảm căng thẳng đồng thời còn làm thông thoáng vùng mũi. Từ đó làm giảm tình trạng tắc nghẽn các chất nhầy, giảm triệu chứng viêm xoang ở phụ nữ có thai. Cần chú ý rằng nên chọn các loại thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên lành tính để xông hơi. Tránh dùng các tinh dầu để xông vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Trước khi xông bà bầu nên vệ sinh sạch vùng mũi để thuận tiện cho việc không hiệu quả hơn. Nếu quyết định xông cả người thì sau khi xông bà bầu cần lau khô người và thay đồ. Không nên tắm sau khi xông.

Vệ sinh vùng tai mũi họng

Tai mũi họng là một hệ thống các bộ phận liên quan mật thiết đến đường hô hấp và bệnh viêm xoang. Do đó bà bầu cần phải vệ sinh một cách sạch sẽ vùng tai-mũi-họng từ mũi đến các vùng liên quan như tai và họng. Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối đã được pha loãng để súc miệng hoặc rửa mũi. Do trong thành phần nước muối có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm đồng thời làm sạch dịch nhầy ở trong mũi.

Ngủ đủ giấc trong ngày

Giấc ngủ là một liều thuốc bổ quan trọng đối với bà bầu vì nếu ngủ đủ giấc hệ miễn dịch sẽ được tăng cường. Thông thường bệnh nhân bị viêm xoang sẽ rất khó đi vào giấc ngủ do các triệu chứng đau nhức dẫn đến khó chịu cho bệnh nhân. Do đó phụ nữ mang bầu nên kê cao gối để tránh các dịch nhầy trong xoang mũi chảy xuống họng tránh gây khó chịu khi ngủ. Ngoài ra nếu có điều kiện bà bầu có thể sử dụng các máy để tạo độ ẩm giúp giấc ngủ được sâu hơn vì nếu không khí khô sẽ làm cho bệnh nhân viêm xoang khó ngủ hơn. Nếu sử dụng máy tạo độ ẩm bà bầu cần vệ sinh máy thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Tăng cường sức đề kháng

Một cách hiệu quả và đơn giản giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho bà bầu đó là vận động một cách nhẹ nhàng. Bên cạnh đó bà bầu có thể kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và thói quen sinh hoạt điều độ để giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cụ thể bà bầu có thể ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau xanh, trái cây, đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày như tập yoga hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày,…

Mổ viêm xoang hết bao nhiêu tiền?

Giá mổ nội soi viêm xoang hiện nay trung bình dao động khoảng 5 đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp giá chênh lệch cao hơn so với mức trung bình nhưng không đáng kể. Chung quy lại hiện nay chi phí phẫu thuật nội soi điều trị viêm xoang dao động trong khoảng từ 7 đến 10 triệu đồng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây